*** Thường trực HĐND tỉnh Tiền Giang thông báo về việc tổ chức Kỳ họp thứ 15 khóa X. * Thời gian họp: ngày 05, 06 và 09 tháng 12 năm 2024. * Khai mạc vào lúc 07 giờ 45 phút, ngày 05 tháng 12 năm 2024 (Truyền hình trực tiếp phiên khai mạc). * Địa điểm họp: Hội trường Ấp Bắc - Trung tâm Hội nghị tỉnh Tiền Giang. * Nội dung chương trình kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh gồm có: * Thường trực HĐND tỉnh báo cáo hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025; Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp thứ 15. * Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thông báo hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tham gia xây dựng chính quyền và ý kiến, kiến nghị của nhân dân năm 2024. * Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, kết quả thu, chi ngân sách; đầu tư công; kết quả thực hiện công tác phòng chống tham nhũng; kết quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2024 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. * Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh báo cáo công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố năm 2024; Tòa án nhân dân tỉnh báo cáo sơ kết công tác xét xử và hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2024; Cục Thi hành án dân sự tỉnh báo cáo công tác thi hành án dân sự năm 2024. * Thực hiện thảo luận, giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp. * Xem xét, thảo luận và thông qua Dự thảo các Nghị quyết thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh. * Kỳ họp được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình Tiền Giang gồm: * Trực tiếp Phiên khai mạc lúc 07 giờ 45 phút ngày 05 tháng 12 và trực tiếp Phiên họp Thường trực Hội đồng nhân tỉnh báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận Tổ đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu thảo luận tại Hội trường về những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, Ủy ban nhân dân tỉnh và Thủ trưởng các sở, ngành báo cáo giải trình, ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh; chất vấn và trả lời chất vấn dự kiến sáng ngày 09 tháng 12. * Thường trực HĐND tỉnh đề nghị Đại biểu HĐND nghiên cứu trước tài liệu để chương trình kỳ họp đảm bảo thời gian và đạt kết quả cao. * Thường trực HĐND tỉnh Tiền Giang xin thông báo đến Nhân dân trong tỉnh biết, theo dõi. * Trường Đại học Tiền Giang tổ chức đào tạo – tập huấn phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử và kinh tế số trong thời đại chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. * Bộ Tư pháp Mỹ hủy bỏ mọi vụ án liên bang chống lại ông Trump. * Ông Trump muốn kinh tế hóa Ukraine. * Nhà Trắng cho biết ông Biden sẽ dự lễ nhậm chức của ông Trump. * Thủ tướng Campuchia bác bỏ thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam. * Ông Biden và ông Macron chuẩn bị công bố thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah. * Chìm tàu du lịch ở Ai Cập: 28 người được cứu, 17 người mất tích. * EU khởi kiện Trung Quốc lên WTO về việc Trung Quốc áp thuế đối với rượu mạnh của EU.

22 triệu thùng dầu của Nga, Iran, Venezuela dồn ứ ngoài khơi Trung Quốc

Các tàu chở 22 triệu thùng dầu Nga, Iran và Venezuela đang “chất đống” ngoài khơi Trung Quốc giữa lúc nước này đối mặt với đợt bùng phát dịch Covid-19 mới.

Công ty phân tích dữ liệu Kpler (Singapore) cho rằng dịch Covid-19 khiến nhu cầu sụt giảm và làm nảy sinh nhiều vấn đề về hậu cần.

Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, là một trong những khách hàng ít ỏi mua dầu của Iran và Venezuela trong mấy năm qua, khi hai nước này hứng chịu các lệnh trừng phạt. Khi dầu Nga bị ảnh hưởng do các lệnh trừng phạt kinh tế liên quan đến cuộc xung đột quân sự ở Ukraine, Trung Quốc vẫn tiếp tục mua dầu thô từ nước này.

22 triệu thùng dầu của Nga, Iran, Venezuela dồn ứ ngoài khơi Trung Quốc - Ảnh 1.

Trung Quốc là một trong những khách hàng hiếm hoi mua dầu của Iran và Venezuela – hai nước bị trừng phạt kinh tế trong nhiều năm qua. Ảnh: Reuters

Hiện tại, việc mua dầu giá rẻ của Trung Quốc đang bị gián đoạn do đợt bùng phát dịch Covid-19 nghiêm trọng tại nước này, khiến thời gian chờ đợi của các tàu hàng ngày càng kéo dài.

Theo nhà phân tích cấp cao Tạ Trân của Kpler, nhu cầu về dầu sẽ giảm ít nhất 450.000 thùng/ngày trong tháng 4. Điều đó chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ xăng và nhiên liệu máy bay giảm sút.

Bà Tạ nói với trang Bloomberg: “Việc Trung Quốc phong tỏa chống dịch chắc chắn sẽ có ảnh hưởng lớn tới nhu cầu di chuyển trong nước, đồng nghĩa với việc nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ sụt giảm. Thêm nữa, có các điểm nghẽn về hậu cần”.

Đầu năm nay, đã có khoảng 10 triệu thùng dầu từ Nga, Iran và Venezuela cũng bị tắc nghẽn ngoài khơi Trung Quốc. Theo tính toán của Bloomberg dựa trên các số liệu chính thức, nhu cầu về dầu của Trung Quốc đạt khoảng 13,7 triệu thùng/ngày vào tháng 1 và tháng 2 trước khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại.

Kể từ ngày 28-3, trung bình thời gian các tàu chờ đợi tại các cảng của Trung Quốc đã tăng từ 4,46 ngày lên 5,85 ngày. Đối với các tàu Suezmax (loại tàu được thiết kế để đi qua kênh đào Suez) có thể chứa tới 1 triệu thùng dầu thô, thời gian chờ đợi đã tăng từ 4,46 ngày lên 15 ngày.

22 triệu thùng dầu của Nga, Iran, Venezuela dồn ứ ngoài khơi Trung Quốc - Ảnh 2.

Nhu cầu về dầu của Trung Quốc đạt khoảng 13,7 triệu thùng/ngày vào tháng 1 và tháng 2. Ảnh: Bloomberg

Còn theo công ty phân tích Vortexa, có khoảng 16 triệu thùng dầu thô của Iran và Venezuela đang xếp hàng chờ đợi ngoài khơi Trung Quốc.

Emma Li, chuyên gia phân tích của Vortexa, cho biết khoảng 1 triệu thùng dầu mỗi ngày được gửi từ vùng Viễn Đông của Nga đến châu Á vào tháng 3, trong đó Trung Quốc chiếm khoảng 70%.

Bà Emma nói thêm rằng có 10 tàu cỡ lớn có thể chở khoảng 100.000 tấn dầu mỗi ngày từ vùng Viễn Đông của Nga đến Trung Quốc trong nửa đầu tháng 4. Chuyên gia này giải thích Trung Quốc có thể đã mua số dầu này trước khi chiến dịch quân sự tại Ukraine bắt đầu.

Cách nay vài ngày, Bloomberg dẫn một số nguồn tin cho biết nhiều tập đoàn năng lượng nhà nước của Trung Quốc như Sinopec và PetroChina đang thương lượng với các nhà cung ứng để đặt mua khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay từ Nga với mức chiết khấu cao.

LNG của Nga đang được bán với mức giá thấp hơn 10% so với LNG từ Trung Á. Do đó, mức giá chiết khấu cao này là lựa chọn hợp lý của Trung Quốc để bổ sung cho các kho chứa, trong bối cảnh giá năng lượng được dự đoán sẽ còn tiếp tục tăng do cuộc khủng hoảng Ukraine kéo dài.

Nguồn: NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*