Liên hợp quốc kêu gọi cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em ở Timor-Leste
Nguồn thực phẩm phong phú trong khẩu phần ăn góp phần đáng kể vào việc cải thiện |
Theo một báo cáo năm 2013 của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Timor-Leste là một trong những nước có tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi còi cọc ở mức cao nhất thế giới. Báo cáo này không bao gồm các số liệu về Afghanistan và Yemen – nơi có tỷ lệ trẻ em còi cọc ở mức cao được báo cáo trước đó.
Tỷ lệ trẻ còi cọc dưới 5 tuổi ở Timor Leste đã tăng từ 50% năm 2002 lên 58% giai đoạn 2009 – 2010. Còi cọc phản ánh tình trạng suy dinh dưỡng mãn tính trong suốt giai đoạn tăng trưởng và phát triển của những năm đầu đời ở trẻ.
Tình trạng suy dinh dưỡng đã đóng góp 1/3 số trường hợp trẻ em tử vong trên toàn cầu. Tại Timor-Leste (dân số là 1,1 triệu người), số trẻ em thiếu cân đã tăng từ 41% năm 2002 lên 45% trong giai đoạn 2009 – 2010.
Theo chuyên gia truyền thông của UNICEF tại khu vực châu Á Geoffrey Keele, còi cọc có ảnh hưởng lớn đến phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ, tình trạng này sẽ khó được thay đổi sau khi trẻ được 2 tuổi. Điều này có tác động tiêu cực lâu dài tới sự phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia.
Theo Liên hợp quốc, nguyên nhân khiến cho tỷ lệ suy dinh dưỡng cao ở Timor-Leste là do: việc thực hành cho trẻ ăn chưa được đầy đủ, thiếu các dịch vụ y tế, chưa đảm bảo vệ sinh, thiếu cơ sở hạ tầng y tế.
Hiện nay, chính phủ Timor-Leste đang nỗ lực để cải thiện tỷ lệ suy dinh dưỡng mãn tính ở trẻ em thông qua Chiến lược dinh dưỡng quốc gia, sửa đổi năm 2012. Bên cạnh đó, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cũng hỗ trợ chính phủ cung cấp các thực phẩm dinh dưỡng cho phụ nữ và trẻ em dễ bị tổn thương. Để hỗ trợ trong việc thay đổi hành vi, việc truyền thông cũng được đẩy mạnh tại Timor-Leste nhằm cung cấp kiến thức cho người dân về phương pháp nấu ăn, đảm bảo vệ sinh ăn uống và làm thế nào để chuẩn bị các bữa ăn cân bằng dưỡng chất./.
0 Bình luận
Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.