7 bí kíp giúp bạn cải thiện trí nhớ

Ngủ đủ, học những kỹ năng mới và tích cực các hoạt động xã hội… sẽ giúp cho trí nhớ của bạn luôn sắc bén. 

images (2)

Ngủ đủ
Một giấc ngủ tốt sẽ giúp bạn cải thiện trí nhớ tình tiết – loại trí nhớ có liên quan đến thời gian và không gian. Minh chứng thực tế cho thấy, giấc ngủ REM (giấc ngủ mắt chuyển động nhanh) đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố trí nhớ liên quan đến việc học kỹ năng vận động như học chơi một loại nhạc cụ hay học lái xe. Việc ngủ cả đêm sau khi tiếp thu kỹ năng mới sẽ giúp phát triển quá trình tiếp thu.
Thư giãn
Sự căng thẳng gây ảnh hưởng lên trí nhớ bằng nhiều phương diện khác nhau tùy thuộc vào các sự kiện gây căng thẳng xảy ra khi nào. Việc nhanh chóng giải phóng chất adrenaline là một phần của phản ứng giúp con người kiểm soát stress và có thể giúp ta chú ý hơn, nhưng việc giải phóng chậm cortisol (hormone gây stress) sẽ phá vỡ quá trình hình thành trí nhớ. Một sự kiện gây căng thẳng xảy ra ngay trước khi não bộ cố gắng hình thành trí nhớ có thể làm suy yếu việc gợi nhớ. Tuy nhiên, nếu stress xuất hiện ngay trước khi hay sau khi tiếp thu kiến thức mới lại có thể giúp cải thiện khả năng nhớ lại.
images
Duy trì học hỏi
Các nhà nghiên cứu cho rằng, một số dạng hoạt động về tinh thần có thể giúp cải thiện trí nhớ. Trong nghiên cứu năm 2013, các nhà khoa học Mỹ phát hiện những người tham gia tình nguyện từ 60 đến 90 tuổi dành 15 tiếng/tuần trong vòng 3 tháng để học một kỹ năng phức tạp, như chụp ảnh kỹ thuật số, lại thể hiện sự cải thiện lớn trong các bài kiểm tra trí nhớ tình tiết.
Tin tưởng vào trí nhớ
Suy nghĩ tích cực dường như có thể giúp thúc đẩy khả năng nhớ. Các nhà nghiên cứu của Đại học Havard (Mỹ) nhận thấy, những người tầm tuổi từ 60 trở lên thể hiện tốt hơn trong các bài kiểm tra trí nhớ khi họ được nghe những từ ngữ tích cực liên quan đến tuổi tác như “thông minh”, “sắc sảo”… Trong khi những từ như “Alzheimer”, “quên”, “lẫn” lại có tác động ngược lại.
Nghỉ ngơi
Trí nhớ có thể xói mòn nếu não bộ không có đủ thời gian tĩnh để thúc đẩy nó. Hơn 1 thế kỷ qua, các nhà khoa học Đức đã chứng minh những người được thử nghiệm có khả năng thể hiện tốt gấp đôi trong các bài kiểm tra trí nhớ nếu được nghỉ ngơi.
images (1)

Tiếp xúc xã hội
Có một cuộc sống tiếp xúc tích cực với xã hội bên ngoài sẽ giúp làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ khi chúng ta già đi. Các nhà khoa học Mỹ yêu cầu một nhóm người từ 50 đến 60 tuổi làm vài kiểm tra trí nhớ từ năm 1998 đến năm 2004. Kết quả cho thấy, khả năng nhớ lại của những đối tượng có tiếp xúc xã hội tốt cao gấp đôi số đối tượng không giao lưu nhiều với xã hội bên ngoài. Như vậy, việc giao lưu bạn bè, tình nguyện, hay các hoạt động xã hội khác sẽ giúp bảo vệ trí nhớ của bạn.
Thực đơn cho trí nhớ
Một đánh giá nghiên cứu năm 2016 cho thấy, chế độ ăn theo phong cách Địa Trung Hải có thể giúp quá trình suy giảm trí nhớ chậm hơn, tỷ lệ thấp các bệnh nhân Alzheimer và cải thiện trí nhớ lâu dài. Vì vậy, nên tiêu thụ các loại thực vật như rau, củ quả, cắt giảm thịt đỏ và sữa, sử dụng dầu ô liu làm nguồn cung cấp chất béo chính trong bữa ăn.

Nguồn hanoimoi.vn