Top thực phẩm gây hại nếu sử dụng sai cách

Có những loại rau quả rất quen thuộc nhưng nếu bảo quản và chế biến không đúng cách lại trở thành thực phẩm gây hại cho sức khỏe. Do đó dù là những thực phẩm dùng hằng ngày các mẹ cũng phải nên hết sức cẩn thận.

Nhiều mẹ khi vào bếp thường chế biến và bảo quản thức ăn theo kinh nghiệm của bản thân, nhưng lại không ngờ nếu làm sai cách sẽ khiến chúng trở thành những thực phẩm gậy hại và rất nguy hiểm cho cả gia đình.

1. Măng

Măng là món ăn ưa thích của người Việt từ rất xa xưa, do đó trong các dịp đặc biệt mâm cơm của nhiều gia đình không thể thiếu món măng xào, bún măng,… Tuy sử dụng phổ biến nhưng ít người biết trong măng chứa độc tố và nguy cơ người sử dụng bị ngộ độc thức ăn là rất cao, nhất là những người có hệ tiêu hóa yếu như người già và trẻ em. Theo các bệnh viện lớn có rất nhiều ca nhập viện trong tình trạng đau nửa đầu, hôn mê, khó thở, tụt huyết áp và thậm chí sau vài giờ sau khi sử dụng măng.

thuc-pham-gay-hai-hinh-1_231056944

Măng ngon nhưng chứa nhiều độc tố

Theo nghiên cứu măng càng tươi thì lượng cyanide càng cao, người ăn phải loại măng có chứa độc tố này, khi vào cơ thể tác động với enzym tiêu hóa, biến đổi thành thành axit cyahydric – một chất theo các chuyên gia là vô cùng nguy hiểm với con người. Do đó trước khi sử dụng chị em cần chú ý khử tất cả độc tố có trong măng để đảm bảo an toàn cho cả gia đình.Trước tình hình đó Cục An toàn Thực phẩm đã đưa ra khuyến cáo về việc ngộ độc khi ăn măng. Bởi trong măng có chứa một chất hóa học mang tên là cyanide, thuộc gốc axit, tính rất độc và nguy cơ tử vong qua đường tiêu hóa rất cao.

Hướng dẫn cách khử độc tố có trong măng tươi:

Cách 1: Măng tươi mua về bóc hết lớp vỏ ngoài, mang đi rửa thật sạch với nhiều nước và cắt thành từng lát mỏng (có thể xé nhỏ). Tiếp tục ngâm măng vừa cắt trong nước sạch khoảng 10 tiếng. Cuối cùng mang rửa sạch lần nữa trước khi mang đi chế biến.

Cách 2: Măng còn tươi, bóc sạch lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch và luộc thật kỹ ít nhất 2 lần. Nếu cẩn thận các mẹ có thể ngâm lại với nước gạo và cần thay nước thường xuyên. Ngâm ít nhất 2 ngày, mỗi ngày thay nước 2 lần. Trong trường hợp cần gấp phải sử dụng ngay chị em có thể luộc nhiều lần với nước và rửa lại bằng nước lạnh, lưu ý măng phải mềm và không còn đắng thì lúc đó độc tố mới mất đi và măng mới ngon.

Cách 3: Măng tươi mới mang về bỏ vỏ, rửa sạch, cắt thành lát nhỏ và cho vào nồi cùng với rau ngót luộc thật kỹ. Khi măng đã mềm và chuyển màu thì xả lại bằng nước lạnh. Cách này cũng có thể đào thải độc tố có trang măng rất tốt.

2. Thịt đã qua chế biến

Một số loại thịt đã qua chế biến như thịt nguội, thịt xông khói và xúc xích, phần lớn đều chứa rất nhiều các loại chất hóa học để giữ cho thịt trông tươi và bắt mắt hơn, nhưng theo các chuyên gia những chất này đều có thể gây ung thư cho người sử dụng.

thuc-pham-gay-hai-hinh-2_231057744

Vài nghiên cứu gần đây còn phát hiện lượng muối nitrit và nitrat có trong phần lớn những loại thịt đã qua chế biến, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đại ràng và tỉ lệ ung thư là rất cao.

Cách phân biệt thịt lợn tươi và thịt đã hỏng đơn giản:Do đó để đảm bảo tất cả các loại thịt đã mua không chứa hóa chất và đặc biệt là natrat, tốt nhất các mẹ nên chọn mua các loại thịt tươi sống thay vì sử dụng các loại thịt qua chế biến.  

Thịt lợn là một loại thực phẩm quen thuộc, tuy nhiên vì chạy theo lợi nhuận không ít thương lái “chế biến” để biến thịt kém chất lượng thành thịt lợn thượng  hạng. Do đó để bảo vệ sức khỏe gia đình các mẹ cần biết cách chọn miếng thịt sao cho ngon và chất lượng nhất

Cách 1:

Thịt tươi: thường có lớp màng khô, bề mặt hơi se lại. Bì mềm mại, miếng thịt hồng sáng, thớ thịt săn và đàn hổi. Nếu là thịt ba chỉ phần mỡ sáng màu và có mùi thơm đặc trưng. Nếu là xương thì tủy bám chắc vào thành ống tủy.

Thịt ôi: Miếng thịt rất nhớt, mắt cắt hơi ướt, độ đàn hồi rất kém. Mỡ tối màu và đã xuất hiện mùi khó chịu. Tủy dễ tróc ra khỏi ống xương, màu sắc cả thịt và xương đều tối hoặc đã chuyển thành nâu.

Còn thịt lớn già hoăc nái: thớ thị nhão, có màu đỏ sẫm, da và mỡ đều dày và rất mất thẩm mỹ.

Cách 2:

Thịt tươi khi dùng nước luộc, có hương vị đậm đà, mùi vị rất thơm ngon, trên mặt nước canh có một lớp màng mỡ mỏng.

Thịt không tươi nước dùng đục, mùi rất hôi, mỡ tách thành từng lớp vết nhỏ

Thịt ôi nước canh không chỉ đục, mùi hôi và ván mỡ hầu như không còn

3. Khoai mì

Cũng giống như măng trong khoai mì cũng có chứa độc tố xyanua, khi luộc và đặc biệt luộc với số lượng lớn chất này sẽ đóng váng trên bề mặt nước. Người ăn nếu không cẩn thận sử dụng phải chất này với nồng độ cao thường sẽ bị ngộ độc.

thuc-pham-gay-hai-hinh-3_231057414

Cũng giống như măng trong khoai mì cũng có chứa độc tố xyanua

– Trước khi ăn khoai mì nên xác định rõ khoai mì mà bạn đang dùng thuộc giống nào, tránh sử dụng nhầm mì cao sản và một số giống mì không nên ăn khác.Để loại bỏ tối đa độc tố trong khoai mì các mẹ cần lột sạch phần vỏ và ngâm thật lâu với nước trước khi luộc. Đồng thời khi luộc cần chú ý luôn mở nắp để chất xyanua có thể bay hơi và thoát ra ngoài. Ngoài ra các mẹ cũng cần chú ý một số điều sau đây:

– Khoai mì nhổ lên phải nấu ngay, nếu không sử dụng có thể tiếp tục vùi lại xuống đất,

– Khoai mì đã cắt lát, phơi khô sẽ có lượng độc tố ít hơn khoai mì tươi

– Phải gọt vỏ khoai mì thật sạch

– Rửa và ngâm khoai mì thật sạch và kỹ với nước

– Khi khoai xuất hiện đốm xanh hay mốc tốt nhất không nên sử dụng.

– Cách tốt nhất để khoai mì ngon và thải hết độc tố là hấp thay vì luộc.

– Bà bầu không nên sử dụng khoai mì: mẹ bầu trong thời kỳ mang thai rất nhạy cảm, để tránh những rủi ro không mong muốn tốt nhất không nên sử dụng loại thực phẩm này.

– Trẻ nhỏ hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện và miễn dịch kém tốt nhất không nên thường xuyên ăn khoai mì

– Không nên ăn khoai mì trong lúc đói

4. Khoai tây mọc mầm

Khoai tây nếu để quá lâu và trong môi trường ẩm thấp thường sẽ mọc mầm, khi đó loại củ bổ dưỡng này sẽ biến chất vào tạo ra độc tố solanine, gây tổn thương niệm mạc dạ dày và tác động nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương.

thuc-pham-gay-hai-hinh-4_231058331

Không nên sử dụng khoai tây mọc mầm

+ Bảo quản khoai tây nơi thoáng khí, tránh để nơi ẩm thấm, kín khí như tầng hầm, tủ bếp,…Người ăn khoai tây mọc mầm, thường xuất hiện tình trang tiêu chảy, nôn mửa, và có thể là suy hô hấp. Do đó để tránh bị ngộ độc các mẹ không nên sử dụng khoai tây mọc mầm và cần học những cách bảo quản khoai tây dưới đây:

+ Không nên bảo quản khoai tây trong tủ lạnh và nhiệt độ quá thấp có thể láy mất đi hương vị vốn có của loại củ này.

+ Một khi đã cắt khoai tây ra, bạn nên nhanh chóng mang đi chế biến, vì một khi phần thịt đã lộ ra ngoài thì rất khó bảo quản. Nếu không dùng bạn có thể ngâm khoai tây trong nước lạnh ngập từ 3-5cm, làm như vậy có thể giữ khoai tây được thêm 1 ngày mà không mất đi bất kỳ một dưỡng chất nào

+ Không bảo quản khoai tây chung với một số loại hoa quả khác, vì nhiều loại trái cây như chuối hay lê lúc chín thường tiết ra ethylene – một loại khí kích thích làm quá trình chín xảy ra nhanh hơn. Do đó theo các chuyên gia, khí này sẽ tác động và khiến khoai tây nảy mầm rất sơm. Nhưng một vài nghiên cứu khác lại chứng minh bảo quản táo chung với khoai tây là một cách hạn chế nảy mầm rất hiệu quả.

Trên đây là 4 loại thực phẩm khá quen thuộc nhưng nếu không biết lại trở thành thực phẩm gây hại, do đó các mẹ cần hết sức cẩn thận, chọn mua, bảo quản và chế biến sao cho phù hợp để bảo vệ sức khỏe của cả gia đình nhé!

Nguồn: suckhoegiadinh.com.vn