*** Thường trực HĐND tỉnh Tiền Giang thông báo về việc tổ chức Kỳ họp thứ 15 khóa X. * Thời gian họp: ngày 05, 06 và 09 tháng 12 năm 2024. * Khai mạc vào lúc 07 giờ 45 phút, ngày 05 tháng 12 năm 2024 (Truyền hình trực tiếp phiên khai mạc). * Địa điểm họp: Hội trường Ấp Bắc - Trung tâm Hội nghị tỉnh Tiền Giang. * Nội dung chương trình kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh gồm có: * Thường trực HĐND tỉnh báo cáo hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025; Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp thứ 15. * Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thông báo hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tham gia xây dựng chính quyền và ý kiến, kiến nghị của nhân dân năm 2024. * Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, kết quả thu, chi ngân sách; đầu tư công; kết quả thực hiện công tác phòng chống tham nhũng; kết quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2024 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. * Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh báo cáo công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố năm 2024; Tòa án nhân dân tỉnh báo cáo sơ kết công tác xét xử và hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2024; Cục Thi hành án dân sự tỉnh báo cáo công tác thi hành án dân sự năm 2024. * Thực hiện thảo luận, giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp. * Xem xét, thảo luận và thông qua Dự thảo các Nghị quyết thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh. * Kỳ họp được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình Tiền Giang gồm: * Trực tiếp Phiên khai mạc lúc 07 giờ 45 phút ngày 05 tháng 12 và trực tiếp Phiên họp Thường trực Hội đồng nhân tỉnh báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận Tổ đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu thảo luận tại Hội trường về những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, Ủy ban nhân dân tỉnh và Thủ trưởng các sở, ngành báo cáo giải trình, ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh; chất vấn và trả lời chất vấn dự kiến sáng ngày 09 tháng 12. * Thường trực HĐND tỉnh đề nghị Đại biểu HĐND nghiên cứu trước tài liệu để chương trình kỳ họp đảm bảo thời gian và đạt kết quả cao. * Thường trực HĐND tỉnh Tiền Giang xin thông báo đến Nhân dân trong tỉnh biết, theo dõi. * Trường Đại học Tiền Giang tổ chức đào tạo – tập huấn phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử và kinh tế số trong thời đại chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. * Bộ Tư pháp Mỹ hủy bỏ mọi vụ án liên bang chống lại ông Trump. * Ông Trump muốn kinh tế hóa Ukraine. * Nhà Trắng cho biết ông Biden sẽ dự lễ nhậm chức của ông Trump. * Thủ tướng Campuchia bác bỏ thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam. * Ông Biden và ông Macron chuẩn bị công bố thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah. * Chìm tàu du lịch ở Ai Cập: 28 người được cứu, 17 người mất tích. * EU khởi kiện Trung Quốc lên WTO về việc Trung Quốc áp thuế đối với rượu mạnh của EU.

Đề nghị tăng phí để “cứu” nhà đầu tư BOT

Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ cho phép các trạm BOT được tăng phí, thay vì nhà nước phải bỏ ra hơn 5.000 tỉ đồng hỗ trợ doanh nghiệp BOT bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

 Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản kiến nghị Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp (DN) dự án BOT đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông do ảnh hưởng của dịch Covid-19 theo hướng cho phép các trạm BOT được tăng phí, thay vì nhà nước phải bỏ ra hơn 5.000 tỉ đồng hỗ trợ.

58/60 dự án sụt giảm doanh thu

Bộ GTVT cho biết đang quản lý 61 hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức BOT, trong đó có 60 dự án hoàn thành đi vào khai thác. Trước khi bùng phát dịch Covid-19, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ GTVT đã báo cáo, kiến nghị giải pháp khắc phục khó khăn do doanh thu thực tế của 45 dự án thấp hơn so với dự báo trong phương án tài chính của hợp đồng BOT. Trong đó có 2 dự án doanh thu chỉ đạt 13% – 15% và 3 dự án chưa được thu, đang tạm dừng thu.

Nguyên nhân là do giảm giá vé cho phương tiện lân cận trạm thu phí và giảm giá vé theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 35/2016. Bên cạnh đó, do sự gia tăng các phương tiện sử dụng vé tháng, quý, năm nên lưu lượng xe qua trạm thu phí ở một số tuyến thấp hơn so với dự báo. “Đặc biệt là việc chưa được tăng phí theo lộ trình trong hợp đồng BOT theo chỉ đạo của Chính phủ để ổn định kinh tế vĩ mô. Các DN BOT gặp khó khăn khi phải bổ sung kinh phí để trả nợ ngân hàng theo kế hoạch. Các ngân hàng đã có ý kiến về nguy cơ phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nhóm nợ đối với khoản vay” – Bộ GTVT cho biết.

Đề nghị tăng phí để cứu nhà đầu tư BOT - Ảnh 1.

Trạm thu phí An Sương – An Lạc trên Quốc lộ 1 (quận Bình Tân, TP HCM), một trong những dự án BOT tại TP HCM. Ảnh: GIA MINH

Theo Bộ GTVT, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhất là trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, lưu lượng phương tiện giảm sâu, dẫn đến doanh thu của các DN BOT giảm sút. Theo thống kê, 58/60 dự án có doanh thu thực tế thấp hơn so với doanh thu dự báo, trong đó doanh thu thực tế của 17 dự án chưa đạt 50%. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới khả năng trả nợ của các DN BOT. Các ngân hàng thường yêu cầu trả nợ theo kế hoạch, DN BOT phải bù thêm từ nguồn vốn khác vì doanh thu thực tế thấp khiến họ lâm vào tình thế khó khăn. Đồng thời, DN BOT không có nguồn vốn để bảo trì công trình dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, phát sinh nợ xấu, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, an toàn hệ thống tín dụng.

Tái cơ cấu thời hạn trả nợ, giảm lãi vay phát sinh

Trước những khó khăn phát sinh, các DN BOT đã kiến nghị Bộ GTVT báo cáo cấp có thẩm quyền có giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc tập trung vào các nội dung như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, gia hạn nợ và giữ nguyên nhóm nợ; không chuyển DN BOT sang nhóm nợ xấu; giãn thời gian nộp thuế GTGT và thuế thu nhập DN các năm 2019 và 2020; miễn, giảm lãi vay phát sinh trong thời gian có dịch Covid-19.

Đồng thời hỗ trợ, giảm lãi suất vay của các khoản vay đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT; kiến nghị giảm từ 2%-3%/năm so với lãi suất vay đang dao động khoảng 10%-11%/năm. Bố trí ngân sách nhà nước để bù đắp phần doanh thu sụt giảm khi DN BOT thực hiện theo các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; xem xét trưng mua một phần hoặc toàn bộ đối với các dự án có trạm thu phí chưa được tổ chức thu phí do không bảo đảm an ninh trật tự.

Về mức thu phí, Bộ GTVT kiến nghị 2 phương án. Phương án 1: Cho phép tăng phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hợp đồng dự án, giao Bộ GTVT lựa chọn thời điểm phù hợp để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến chi phí vận tải. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương bố trí lực lượng chức năng bảo đảm an ninh trật tự tại trạm thu phí (khi cần thiết). Phương án 2: Giữ nguyên mức phí như hiện tại, chỉ thực hiện tăng phí theo lộ trình đã ký trong hợp đồng dự án từ năm 2022; nhà nước bố trí khoảng 5.080 tỉ đồng hỗ trợ các dự án do chưa được tăng giá theo hợp đồng BOT đã ký. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để bố trí kế hoạch vốn. Bộ GTVT đàm phán với nhà đầu tư và ngân hàng cung cấp tín dụng.

Trên cơ sở phân tích cụ thể ưu, nhược điểm của các phương án, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận phương án 1 vì có nhiều ưu điểm hơn và không phải bố trí ngân sách nhà nước. Bộ GTVT cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần có giải pháp hỗ trợ, tái cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT. Đồng thời, giảm lãi vay phát sinh trong thời gian có dịch Covid-19. Việc phương án tài chính bị ảnh hưởng là do chính sách giá khi điều hành kinh tế vĩ mô (miễn, giảm phí; chưa tăng phí theo lộ trình) và các yếu tố khách quan dẫn đến doanh thu thu phí thấp hơn doanh thu dự báo trong hợp đồng dự án.

Bộ GTVT cũng kiến nghị Thủ tướng giao Bộ GTVT tính toán kinh phí nhà nước cần thiết để hỗ trợ các dự án có doanh thu thực tế giảm trên 50% so với doanh thu tính toán trong phương án tài chính của hợp đồng BOT đã ký và các dự án chưa được thu phí.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*