Cục Trồng trọt tìm hiểu nguyên nhân sầu riêng chết sau hạn mặn

(THTG) Ngày 27-7, Đoàn công tác liên ngành gồm: Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Trung tâm BVTV phía Nam, Viện Cây ăn quả miền Nam và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang. do ông Lê Thanh Tùng – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt làm trưởng đoàn đến thị xã Cai Lậy khảo sát thực tế, tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng chết cây sầu riêng sau hạn và mặn xâm nhập.

vlcsnap-2020-07-27-14h27m44s971

vlcsnap-2020-07-27-14h28m46s088

Quang cảnh buổi làm việc của Cục trồng trọt tại Tiền Giang. Ảnh: Minh Trí

Toàn thị xã Cai Lậy có khoảng 5.100 hecta sầu riêng, phần lớn tuổi cây từ 10 năm tuổi trở lên và đang được nhà vườn tập trung cho trái. Theo thống kê của Phòng Kinh tế Thị xã, sau hạn mặn, có khoảng 1.100 hecta sầu riêng bị chết, với tỷ lệ từ 20 đến 50%, cá biệt có một số vườn tỷ lệ cây chết 100%. Các nguyên nhân làm cho sầu riêng chết là do thiếu nước tưới, tưới nước nhiễm mặn, sâu bệnh, cây suy kiệt và mưa trái vụ…

vlcsnap-2020-07-27-14h33m34s744

vlcsnap-2020-07-27-14h32m46s536

vlcsnap-2020-07-27-14h29m24s559

Đoàn đã lấy mẫu đất, mẫu nước, mẫu rễ thân cây để nghiên cứu nguyên nhân sầu riêng chết sau hạn mặn. Ảnh: Minh Trí

Qua khảo sát thực tế tại các vườn sầu riêng, đoàn công tác đã trao đổi cặn kẽ với chủ vườn chế độ tưới nước, bón phân, phun thuốc cho cây trong thời gian trước, trong và sau khi hạn, mặn. Đồng thời, các chuyên gia quan sát kỹ triệu chứng, tác nhân làm cho cây sầu riêng chết sau hạn, mặn. Đoàn đã thu thập nhiều mẫu đất, mẫu rễ, thân, cành, lá cây sầu riêng… để nghiên cứu. tìm ra nguyên nhân chính làm chết cây, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng sầu riêng chết sau hạn, mặn. Sau khi có kết quả, đoàn sẽ kiến nghị với chính quyền phương án sản xuất sầu riêng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu trong những năm tiếp theo.

Kim Nữ