Chủ động ứng phó với bão số 14
Đến 13 giờ ngày 22-12, vị trí tâm bão ở khoảng 8,3 độ vĩ Bắc; 109,5 độ kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11
Dự báo bão di chuyển theo hướng Tây sau đó đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 10-15 km và có khả năng mạnh thêm. Đến 13 giờ ngày 21-12, vị trí tâm bão ở khoảng 9,2 độ vĩ Bắc; 112,5 độ kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 330 km về phía Tây Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90 km/giờ), giật cấp 11.
Vùng nguy hiểm do bão trên biển Đông (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên) là từ vĩ tuyến 7,5 đến 12 độ vĩ Bắc; từ kinh tuyến 110 đến 117 độ kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.
Theo đó, bão sẽ di chuyển theo hướng Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10-15 km. Đến 13 giờ ngày 22-12, vị trí tâm bão ở khoảng 8,3 độ vĩ Bắc; 109,5 độ kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Vùng biển khu vực giữa và Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 11; biển động rất mạnh, sóng biển cao từ 5-7 m.
Đường đi của bão số 14. (Ảnh của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia)
Sáng 20-12, Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai đã tổ chức cuộc họp ứng phó bão số 14. Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết do ảnh hưởng của bão, toàn bộ vùng mây đối lưu và mưa, gió mạnh sẽ nằm ở phía Tây Bắc của bão. Vùng biển từ Bình Định đến Ninh Thuận sẽ có gió rất mạnh. Thậm chí, bên ngoài bão mạnh cấp 8 nhưng trong bờ khu vực vùng biển từ Bình Định đến Ninh Thuận có thể có gió mạnh cấp 9. Nguyên nhân do kết hợp không khí lạnh chứ không phải hoàn toàn là do bão.
Theo ông Lâm, khi bão vào khu vực từ Bình Thuận đến Cà Mau, cường độ có thể đạt cấp 7. Thời điểm này gió mùa đông bắc đang suy yếu, địa hình khu vực này bị chéo theo hướng Đông Bắc – Tây Nam nên gió không mạnh như ở Bình Định đến Ninh Thuận.
Về diễn biến mưa do ảnh hưởng của bão, ông Lâm cho biết chủ yếu sẽ tập trung ở khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, sau đó mưa lan ra toàn bộ khu vực Nam Bộ. Tuy nhiên, lượng mưa không quá lớn, chỉ khoảng 50-150 mm/đợt. Nguy hiểm nhất của áp thấp nhiệt đới/bão là gió mạnh, đặc biệt là khu vực từ Bình Định đến Ninh Thuận, có thể đạt cấp 8-9; từ Bình Thuận đến Cà Mau gió mạnh ở khoảng cấp 7.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, ông Trần Quang Hoài, Phó Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, nhấn mạnh các địa phương tuyệt đối không chủ quan. Ông Hoài nêu rõ vùng ảnh hưởng của bão số 14 còn rất nhiều tàu thuyền hoạt động, trong đó có cả tàu vận tải, tàu hàng. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tổng cục Thủy sản phối hợp các địa phương hướng dẫn cụ thể để tàu thuyền thoát khỏi khu vực nguy hiểm, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ phương tiện. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. Quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu thuyền, hướng dẫn neo đậu tại bến, trên đảo, khu vực cửa sông bảo đảm an toàn.
Chìm tàu cá, 2 ngư dân mất tích
Ngày 20-12, ông Đặng Văn Hợp, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định), cho biết tàu cá BĐ 40243 của Bình Định (do ông Huỳnh Văn Đốc (ngụ xã Mỹ Thành) làm chủ kiêm thuyền trưởng bị chìm vào ngày 18-12 khi đang đánh bắt trên vùng biển cách mũi Tân Thanh (xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) khoảng 500 m.
Theo thông tin ban đầu, khi chìm, trên tàu có 6 ngư dân. Trong đó, 4 ngư dân tự bơi vào bờ, 2 ngư dân Hồ Văn Nam (57 tuổi) và ông Nguyễn Văn Giàn (35 tuổi; cùng ngụ xã Mỹ Thành) đến nay vẫn không thấy tung tích.
Nguồn NLĐ
0 Bình luận
Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.