Hướng dẫn xử lý các trường hợp F3 trong công tác phòng chống dịch Covid 19

(THTG) Ngày 20-6, Sở Y tế Tiền Giang ban hành công văn số 2785 /SYT- NVYD về việc hướng dẫn tạm thời việc xác định và xử lý các trường hợp người mắc Covid 19 và người tiếp xúc một cách khái quát để dễ thực hiện.

Thời gian qua, một số đơn vị, tổ chức, sở ngành, đoàn thể tỉnh và các địa phương có khó khăn trong việc xác định, phân tích, đánh giá cũng như chưa thống nhất quan điểm xử lý các trường hợp người mắc bệnh và người tiếp xúc, trong công văn Sở Y tế hướng dẫn tạm thời xử lý cụ thể từng trường hợp: F0, F1, F2, F3 như sau:

kcn 3

vlcsnap-2021-06-19-11h40m32s014

Tiền Giang thực hiện nghiêm túc, khẩn trương công tác phòng chống dịch Covid 19. Ảnh: Trần Liêm

Ngay khi xác định có trường hợp F0, F1:

– Địa phương phối hợp chuyển người mắc bệnh đến Bệnh viện dã chiến.

– Địa phương chuyển người nghi nhiễm đến cơ sở cách ly tập trung và tiến hành lấy mẫu để xét nghiệm khẳng định (Realtime RT-PCR).

– Ban Chỉ đạo cấp xã tiến hành truy vết khẩn cấp, lập danh sách và chuyển F1 vào ngay cơ sở cách ly tập trung và tiến hành lấy mẫu để xét nghiệm khẳng định (Realtime RT-PCR).

– Ban Chỉ đạo cấp xã tiến hành truy vết khẩn cấp, lập danh sách F2, quyết định cho cách ly tại nhà 21 ngày và phải theo dõi, giám sát F2 một cách chặt chẽ, không để các F2 rời khỏi nhà. Các thành viên trong nhà không tiếp xúc với nhau, nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì mang khẩu trang, khử khuẩn tay trước và sau mỗi lần tiếp xúc. Trạm Y tế cử cán bộ đến nhà để theo dõi sức khỏe hàng ngày hoặc trong ngày đầu tiên (nếu F2 quá nhiều) và hướng dẫn họ tự theo dõi sức khỏe, báo cáo trạm y tế bằng điện thoại mỗi ngày.

– Ban Chỉ đạo cấp xã: Lập danh sách F3 và hướng dẫn cách ly, tự theo dõi sức khỏe tại nhà, chờ kết quả xét nghiệm F1 và phải theo dõi, giám sát họ một cách chặt chẽ, không để các F3 tự tiện đi lại.

– Người F3: Tự cách ly theo dõi sức khỏe tại nhà, kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với F2; theo dõi sức khỏe và báo cáo Trạm Y tế xã ngày 01 lần bằng điện thoại. Khi có biểu hiện sốt, ho, khó thở… thì điện thoại ngay cho Trạm Y tế xã.

 Khi có kết quả lần đầu xét nghiệm PCR của F1 dương tính Chuyển F3 thành F2 và xử lý như F2. Chuyển F4 thành F3 và xử lý như F3.

 Khi có kết quả xét nghiệm PCR của F1 âm tính (lần đầu)

– Khuyến cáo F3 tiếp tục ở tại nhà, tự theo dõi sức khỏe tại nhà đủ 21 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với F2. Thời gian này, công nhân, cán bộ, công chức, viên chức,… (tạm gọi là người làm việc) được khuyến cáo làm việc tại nhà thông qua các phương tiện công nghệ thông tin.

– Trường hợp F3 có công việc hết sức cần thiết phải ra khỏi nhà đi làm việc trong ngày, thì người làm việc phải làm test nhanh kháng nguyên hàng tuần trong 3 tuần liên tục:

+ Nếu test nhanh kháng nguyên âm tính: được đi làm nhưng phải tuân thủ đúng 5 K (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế), hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người khác. Đối với người làm việc là F3 làm việc trong các công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh (gọi chung là doanh nghiệp) trong và ngoài các khu, cụm công nghiệp thì lãnh đạo doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch tại doanh nghiệp thông qua các giải pháp 5k, thực hiện test nhanh kháng nguyên cho 20% đối tượng có nguy cơ (bao gồm các F3, những người đi/đến từ vùng dịch…) hàng tuần; khuyến cáo người làm việc hạn 4 chế tiếp xúc với người khác và theo dõi sức khỏe người làm việc, báo cáo kết quả test nhanh kháng nguyên hàng tuần cho Trung tâm Y tế địa phương (nếu trong cụm công nghiệp), hoặc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và Ban Quản lý các khu công nghiệp (nếu trong khu công nghiệp).

+ Nếu test nhanh kháng nguyên dương tính: là người nghi nhiễm, phải xử lý như đã hướng dẫn phần trên.

Căn cứ Hướng dẫn tạm thời nêu trên, Trung tâm Y tế tuyến huyện nghiên cứu tham mưu áp dụng tại địa phương mình.

Trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 cấp huyện có thể xem xét, quy định và áp dụng thêm một số biện pháp xử lý, cách ly nghiêm ngặt hơn hướng dẫn tạm thời này và chịu trách nhiệm về biện pháp do địa phương quyết định.

Trong khi chờ Bộ Y tế có hướng dẫn chính thức, hướng dẫn này tạm thời áp dụng trên địa bàn tỉnh để đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch trong bối cảnh dịch đang lây lan trong cộng đồng, khó kiểm soát nguồn lây nhiễm. Vì vậy, quá 5 trình thực hiện sẽ phát sinh những khó khăn, vướng mắc vì không thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu và quyền lợi của các cơ quan, công sở, doanh nghiệp và người dân. Hướng dẫn này có hiệu lực thực hiện kể từ ngày ký ban hành đến khi có quy định mới. Quá trình thực hiện, có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Y tế để được hướng dẫn, giải quyết./.

H.B