*** Ban Quản lý Đầu tư và xây dựng các công trình giao thông tỉnh Tiền Giang kiểm tra tiến độ thi công các dự án giao thông tại các huyện phía Tây. * UBND huyện Cái Bè tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024. * Tòa án Nhân dân huyện Tân Phước đưa ra xét xử sơ thẩm đối tượng tham gia đánh bạc và tổ chức đánh bạc, tuyên phạt đối tượng 30 triệu đồng. * Huyện Châu Thành tổ chức Ngày hội việc làm năm 2024. * UBND huyện Gò Công Tây tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang về việc công nhận xã Bình Tân đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. * Chi bộ khu phố Bình Phong thị trấn Bình Phú huyện Cai lậy tổ chức Đại hội nhiệm kỳ mới. * Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tân Phú Đông tổng kết công tác hội năm 2024. * Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Tiền Giang tổ chức tập huấn kỹ năng kinh doanh, kiến thức khởi nghiệp cho hội viên Hội Phụ nữ huyện Tân Phước. * Thành phố Gò Công kiểm tra tiêu chí môi trường trong xây dựng xã nông thôn mới nâng cao tại xã Bình Xuân. * Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang tổ chức cập nhật kiến thức y tế học đường và nha học đường cho cán bộ phụ trách y tế tại các Trường học. * Hội Chữ thập đỏ huyện Chợ Gạo tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 200 người cao tuổi. * Quảng Bình: Cháy lớn tại 1 doanh nghiệp, hơn 4 giờ chữa cháy vẫn chưa kiểm soát được ngọn lửa. * Đề nghị thiết kế chỉ tiêu lợi nhuận Vietlott thấp hơn Xổ số kiến thiết Miền Nam 500 tỷ đồng. * Đà Nẳng: Tài xế có nồng độ cồn kịch khung dùng dao tấn công khi bị kiểm tra, Cảnh sát thuộc Cục Cảnh sát giao thông phải nổ súng cảnh cáo. * Cử tri bức xúc lên tiếng: Đừng để Thư viện trở thành phòng họp bỏ không, sách báo bạc màu phủ đầy bụi. * Bẫy ảnh ở rừng bảo tồn Quảng Trị phát hiện nhiều loài động vật có trong sách đỏ thế giới. * Vĩnh Phúc: Chơi pháo tự chế, 3 thiếu niên bị giập nát bàn tay phải nhập viện. * Hà Tĩnh: Công an vây bắt thanh niên 21 tuổi vận chuyển 4 kg ma túy bằng xe máy. * An Giang tổ chức quảng bá cá tra, mật thốt nốt và các đặc sản địa phương tại thành phố Hồ Chí Minh, kêu gọi nhà đầu tư. * Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục. * Bộ Công Thương thúc đẩy nhập khẩu than từ Lào về Việt Nam. * Các tỉnh miền Tây đua nhau làm hồ trữ nước phòng chống hạn mặn. * Quốc Hội thông qua chủ trương đầu tư 122.000 tỷ đồng phát triển Văn hóa. * Lào: Bắt quản lý và nhân viên người Việt trong vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu chết. * Ấn Độ: Ô tô rơi xuống sông vì đi theo Google map, 3 người thiệt mạng. * Nga tấn công bằng UAV lớn chưa từng có vào Ukraine. * Trước giờ ông Trump nhậm chức, vũ khí từ Mỹ hối hả chuyến tàu chót chuyển đến Ukraine. * Đội ngũ của ông Trump bàn thảo về khả năng đối thoại với ông Kim Jong Un. * Israel và Hezbollah đồng ý ngừng bắn. * Ông Biden và ông Trump ký biên bản ghi nhớ để bắt đầu quá trình chuyển giao quyền lực.

Triển khai Nghị quyết 128 phải nhất quán, thông suốt

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ địa phương tuyệt đối không được ban hành các quy định trái với chỉ đạo của cấp trên; nếu thực hiện cao hơn, sớm hơn thì phải báo cáo cấp trên

 Ngày 17-10, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 (viết tắt Ban Chỉ đạo), đã chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc với các địa phương về những kết quả bước đầu của công tác phòng chống dịch trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4 đến nay).

Nghiên cứu xã hội hóa việc tiêm vắc-xin Covid-19

Thay mặt Ban Chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết đợt dịch thứ 4 với biến chủng Delta đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế.

Người dân chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19, mất mát về người, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống vật chất và tinh thần. 560.000 người đã mất việc làm (chiếm 4,4% lực lượng lao động); 4,1 triệu người phải tạm nghỉ, tạm ngừng sản xuất – kinh doanh (31,8%); 4,3 triệu người bị cắt giảm giờ hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên (34,1%); 8,5 triệu lao động bị giảm thu nhập. Tỉ lệ thất nghiệp trong quý III/2021 là 3,72%, thiếu việc làm trong độ tuổi lao động là 4,39%, cao nhất từ quý I/2020 đến nay.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế – xã hội 9 tháng đầu năm 2021 vẫn có những kết quả đáng ghi nhận. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát (bình quân 9 tháng tăng 1,82%, dưới mức Quốc hội giao). Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận 92,5 triệu liều vắc-xin và tiêm được hơn 61 triệu liều. Đến ngày 16-10, đã có 60,2% người trên 18 tuổi được tiêm ít nhất 1 liều và 24,7% đã tiêm đủ liều vắc-xin.

Theo người đứng đầu Bộ Y tế, thời gian tới sẽ khuyến khích huy động nguồn lực địa phương, doanh nghiệp để mua vắc-xin nhưng phải quản lý chặt chẽ về cấp phép, bảo đảm chất lượng, bảo quản và tổ chức tiêm miễn phí, an toàn, hiệu quả; đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 toàn quốc. “Tham khảo kinh nghiệm quốc tế để thực hiện tiêm mũi tăng cường (mũi 3 – PV) và triển khai kế hoạch tiêm vắc-xin cho trẻ em thận trọng, an toàn, khoa học. Nghiên cứu việc xã hội hóa tiêm chủng vào thời điểm thích hợp” – ông Nguyễn Thanh Long nói.

Tại cuộc họp, nhiều đại biểu thống nhất cho rằng khi đợt dịch thứ 4 bắt đầu bùng phát, Việt Nam đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức do chưa có kịch bản và sự chuẩn bị đầy đủ, vẫn áp dụng các biện pháp với các chủng cũ khi chưa hiểu rõ biến chủng Delta hết sức nguy hiểm. Điều kiện cơ sở vật chất rất hạn chế; nhiều giải pháp không thể triển khai kịp thời, hiệu quả do không đủ vật tư y tế và nhân lực. Đơn cử như việc xét nghiệm thần tốc, nhiều vòng, có thể triển khai rất hiệu quả gần đây tại nhiều địa phương nhưng trong giai đoạn đầu tại TP HCM, việc này thực hiện rất khó khăn do thiếu kit xét nghiệm.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng chỉ tới khi vắc-xin về nhiều thì Việt Nam mới có điều kiện để chuyển dần sang trạng thái mới. Phó Thủ tướng cũng lưu ý phải dự phòng cho những tình huống xấu nhất, thậm chí phải sẵn sàng đối phó với những tình huống xấu hơn theo tinh thần “biến chủng mới thì phải coi như đại dịch mới”.

Triển khai Nghị quyết 128 phải nhất quán, thông suốt - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo kết quả bước đầu công tác phòng chống dịch Covid-19 trong đợt dịch lần thứ 4. Ảnh: NHẬT BẮC

Khẩn trương có giải pháp mở cửa trường học

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ các ý kiến đều thống nhất cho rằng Việt Nam đã kiểm soát được tình hình và từng bước chuyển sang trạng thái mới. Những kết quả đạt được mới là bước đầu. Chặng đường sắp tới còn rất gian nan, cần thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh.

 Thủ tướng yêu cầu phải làm tốt công tác dự báo, nắm tình hình dịch bệnh, khẩn trương xây dựng chương trình tổng thể về phòng chống dịch, đồng thời khẩn trương hoàn thành chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Bên cạnh đó, làm tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội, không để sót lọt người cần hỗ trợ; nhanh chóng khôi phục chuỗi cung ứng lao động. Khẩn trương có giải pháp mở cửa trường học. Triển khai một số giải pháp chăm sóc trẻ mồ côi do dịch bệnh.

Bộ Y tế hướng dẫn an toàn, khoa học, hiệu quả, kịp thời để các địa phương tiếp tục triển khai mạnh mẽ Chiến dịch tiêm chủng vắc-xin; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 21 về mua và sử dụng vắc-xin; chủ động chuẩn bị vắc-xin cho năm 2022…

Người đứng đầu Chính phủ lưu ý điều trị vẫn là nhiệm vụ rất quan trọng khi mở cửa trở lại nền kinh tế do người đã tiêm vắc-xin vẫn có thể nhiễm bệnh dù giảm nguy cơ tăng nặng và tử vong. Bộ Y tế cùng các bộ, ngành, địa phương phải chuẩn bị cơ sở, năng lực điều trị theo hướng vừa tập trung để điều trị các ca bệnh nặng vừa phân cấp, phân tán để người bệnh tiếp cận y tế nhanh nhất, sớm nhất, ngay từ cơ sở.

Về việc thực hiện Nghị quyết 128, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vẫn còn một số nơi chưa làm theo đúng quy định chung, thực hiện khác nhau, tạo ách tắc, vướng mắc không cần thiết, gây phiền hà cho người dân. “Trong triển khai thực hiện Nghị quyết 128, phải nhất quán, thông suốt từ trung ương xuống địa phương; cấp dưới phải phục tùng cấp trên. Địa phương tuyệt đối không được ban hành các quy định trái với chỉ đạo của cấp trên; nếu thực hiện cao hơn, sớm hơn, phải báo cáo cấp trên” – Thủ tướng nêu rõ.

Bước ngoặt quyết định

Đánh giá về đợt dịch thứ 4 mà TP HCM là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên phát biểu: “Có thể nói là chúng ta trở tay không kịp. Sau đó, chúng ta đã căn cứ tình hình, rút kinh nghiệm, kịp thời đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp”.

Bước ngoặt quyết định trong phòng chống dịch là việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 86 về các giải pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19. Nghị quyết này đã đưa ra các tiêu chí, các cột mốc, mục tiêu buộc các cơ quan, địa phương phải tìm cách hành động. Từ đó, giúp thay đổi cục diện phòng chống dịch, tạo chuyển biến rõ rệt với các giải pháp như tập trung phân loại, điều trị người bệnh từ xa, từ sớm ngay tại cơ sở, điều động thêm nhân lực, tăng cường vật tư, trang thiết bị…

“Trong quá trình đó, lãnh đạo TP HCM và Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, lãnh đạo các bộ liên tục trao đổi, chia sẻ, kiểm tra, uốn nắn, tạo ra quyết tâm, hết sức đồng bộ, thống nhất, mặc dù nhìn lại thì vẫn còn chỗ này chỗ kia, việc này việc khác cần tiếp tục rút kinh nghiệm” – ông Nguyễn Văn Nên nhìn nhận.

 

Chi hơn 30.400 tỉ đồng phòng chống dịch

Theo báo cáo, riêng kinh phí ngân sách nhà nước đã cấp thực hiện phòng chống dịch Covid-19 là hơn 30.400 tỉ đồng. Các bộ, cơ quan trung ương đã sử dụng hơn 25.200 tỉ đồng (riêng Bộ Y tế 21.188 tỉ đồng, trong đó sử dụng mua vắc-xin hơn 15.500 tỉ đồng).

Ngoài ra, số tiền hỗ trợ các địa phương trong năm 2021 là 5.154 tỉ đồng (hỗ trợ đặc thù riêng cho một số địa phương có tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và lan rộng: Hải Dương 270 tỉ đồng, TP HCM 2.000 tỉ đồng, Đồng Nai 500 tỉ đồng, Bình Dương 500 tỉ đồng).

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*