*** Thường trực HĐND tỉnh Tiền Giang thông báo về việc tổ chức Kỳ họp thứ 15 khóa X. * Thời gian họp: ngày 05, 06 và 09 tháng 12 năm 2024. * Khai mạc vào lúc 07 giờ 45 phút, ngày 05 tháng 12 năm 2024 (Truyền hình trực tiếp phiên khai mạc). * Địa điểm họp: Hội trường Ấp Bắc - Trung tâm Hội nghị tỉnh Tiền Giang. * Nội dung chương trình kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh gồm có: * Thường trực HĐND tỉnh báo cáo hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025; Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp thứ 15. * Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thông báo hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tham gia xây dựng chính quyền và ý kiến, kiến nghị của nhân dân năm 2024. * Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, kết quả thu, chi ngân sách; đầu tư công; kết quả thực hiện công tác phòng chống tham nhũng; kết quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2024 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. * Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh báo cáo công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố năm 2024; Tòa án nhân dân tỉnh báo cáo sơ kết công tác xét xử và hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2024; Cục Thi hành án dân sự tỉnh báo cáo công tác thi hành án dân sự năm 2024. * Thực hiện thảo luận, giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp. * Xem xét, thảo luận và thông qua Dự thảo các Nghị quyết thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh. * Kỳ họp được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình Tiền Giang gồm: * Trực tiếp Phiên khai mạc lúc 07 giờ 45 phút ngày 05 tháng 12 và trực tiếp Phiên họp Thường trực Hội đồng nhân tỉnh báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận Tổ đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu thảo luận tại Hội trường về những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, Ủy ban nhân dân tỉnh và Thủ trưởng các sở, ngành báo cáo giải trình, ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh; chất vấn và trả lời chất vấn dự kiến sáng ngày 09 tháng 12. * Thường trực HĐND tỉnh đề nghị Đại biểu HĐND nghiên cứu trước tài liệu để chương trình kỳ họp đảm bảo thời gian và đạt kết quả cao. * Thường trực HĐND tỉnh Tiền Giang xin thông báo đến Nhân dân trong tỉnh biết, theo dõi. * Trường Đại học Tiền Giang tổ chức đào tạo – tập huấn phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử và kinh tế số trong thời đại chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. * Bộ Tư pháp Mỹ hủy bỏ mọi vụ án liên bang chống lại ông Trump. * Ông Trump muốn kinh tế hóa Ukraine. * Nhà Trắng cho biết ông Biden sẽ dự lễ nhậm chức của ông Trump. * Thủ tướng Campuchia bác bỏ thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam. * Ông Biden và ông Macron chuẩn bị công bố thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah. * Chìm tàu du lịch ở Ai Cập: 28 người được cứu, 17 người mất tích. * EU khởi kiện Trung Quốc lên WTO về việc Trung Quốc áp thuế đối với rượu mạnh của EU.

Phòng chống Covid-19: Những kịch bản từ biến thể Omicron

Biến thể Omicron đã xuất hiện ở hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, tin mừng ban đầu là vắc-xin ngừa Covid-19 vẫn chứng tỏ hiệu quả trong phòng ngừa các ca nhiễm nặng.

Các chuyên gia đang gấp rút tìm hiểu liệu biến thể Omicron sẽ là “viên đạn bạc” (phương án giải quyết hiệu quả tức thì vấn đề khó khăn) hay dự báo về một thảm kịch tồi tệ hơn trong tương lai.

Nguy cơ tái nhiễm cao

Các nhà khoa học Nam Phi hôm 2-12 công bố nghiên cứu sơ bộ cho thấy biến thể Omicron có nguy cơ gây tái nhiễm gấp 3 lần so với biến thể Beta và Delta của virus SARS-CoV-2 trước đó. Cơ quan y tế Liên minh châu Âu (EU) cũng cảnh báo số ca mắc biến thể Omicron có thể chiếm hơn 1/2 số ca nhiễm mới tại châu Âu trong vòng vài tháng tới.

Tuy nhiên đến nay, vắc-xin vẫn cho thấy hiệu quả trong việc ngăn các ca mắc chuyển nặng. Đồng quan điểm, bà Anne von Gottberg, chuyên gia tại Viện Quốc gia Nam Phi về các bệnh truyền nhiễm, cho hay những người từng mắc các biến thể trước đó dường như không được bảo vệ chống lại Omicron nhưng vắc-xin vẫn có thể giúp ngăn các ca nặng.

Ông Michael Head, nhà khoa học tại Trường ĐH Southampton (Anh), nhận định nghiên cứu của các nhà khoa học Nam Phi rất đáng lo ngại do miễn dịch từ lần mắc bệnh trước đó đã dễ dàng bị bỏ qua.

Phòng chống Covid-19: Những kịch bản từ biến thể Omicron - Ảnh 1.

Thủ tướng Anh Boris Johnson được tiêm mũi tăng cường tại Bệnh viện St. Thomas ở London ngày 2-12. Ảnh: REUTERS

Sự xuất hiện của biến thể Omicron, được phát hiện lần đầu ở Nam Phi, có thể là tin xấu hoặc tin tốt hay chỉ đơn giản là sự chuyển hướng tạm thời khỏi biến thể Delta. Tác động của biến thể Omicron trong đại dịch được quyết định bởi 3 yếu tố gồm khả năng lây nhiễm, mức độ tránh hệ miễn dịch và độc tính hay nguy cơ gây bệnh nặng.

Nếu biến thể Omicron lây truyền giữa các vật chủ, làm giảm các kháng thể trung hòa và gây ra những triệu chứng nguy hiểm bất thường, thế giới sẽ gặp rắc rối lớn. Tuy nhiên, nếu biến thể Omicron trở thành biến thể siêu lây nhiễm nhưng chỉ gây ra những triệu chứng nhẹ, đó có thể là điều tốt.

Cho đến lúc này, việc sống chung với đại dịch Covid-19 là điều không thể tránh khỏi. Tại nhiều quốc gia có sẵn vắc-xin trong năm qua, tỉ lệ tiêm chủng cũng chưa đạt 100%. Dù người dân trên thế giới đạt được miễn dịch tự nhiên hoặc thông qua tiêm vắc-xin, virus vẫn có thể lẩn trốn trong các vật chủ là động vật và lây nhiễm sang con người dưới hình thức khác.

Các bác sĩ ở Nam Phi và Israel cho biết các ca mắc biến thể Omicron đến nay dường như ít nghiêm trọng hơn so với biến thể Delta. Không có ca mắc nghiêm trọng hay tử vong nào được ghi nhận trong gần 60 trường hợp nhiễm biến thể mới ở EU dù dữ liệu vẫn còn hạn chế.

Hiện ít nhất 250 ca mắc biến thể Omicron được ghi nhận trên thế giới và phần lớn trong số này đến từ Nam Phi, nơi dân số trẻ ít có nguy cơ mắc biến chứng Covid-19.

Siêu lây nhiễm nhưng triệu chứng nhẹ thì… tốt

Nếu biến thể Omicron tiếp tục cho thấy những dấu hiệu nhẹ hơn biến thể Delta, đây thật sự là một tin tốt. Trong trường hợp biến thể Omicron lây lan nhanh hơn Delta thì đây có thể là điều tuyệt vời.

Chuyên gia Samuel Scarpino thuộc Viện Ngăn ngừa đại dịch của Quỹ Rockefeller (Mỹ) cho hay khi 2 biến thể cùng lưu hành, biến thể nào lây nhiễm sang nhiều người hơn thường sẽ trở thành chủng trội.

Biến thể đó có thể chiến thắng bởi nó vừa nhân lên nhanh hơn trong vật chủ là con người vừa lây lan hiệu quả hơn, điều đó có nghĩa là chúng dễ lây nhiễm hơn hoặc có khả năng tránh được hệ miễn dịch khéo léo hơn.

Việc virus tránh né được hệ miễn dịch nghe có vẻ đáng sợ và không ai muốn mình bị tái nhiễm. Tuy nhiên, bà Elizabeth Halloran, nhà thống kê sinh học tại Trung tâm Nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson, nhận định việc tái nhiễm một biến thể không có nguy cơ gây ra các triệu chứng nặng hoặc không cần máy thở không phải là điều tồi tệ.

Bà Halloran lập luận: “Nếu biến thể mới lẩn trốn được vắc-xin nhưng cuối cùng chỉ gây nên những triệu chứng ít nghiêm trọng, đây có lẽ là một bước đi đúng hướng”.

Theo chuyên gia Scarpino, bất lợi có thể xảy ra với biến thể Omicron siêu lây nhiễm và gây nên các triệu chứng nhẹ là những người nhiễm bệnh không có đủ sự bảo vệ về sau. Tuy nhiên, ông Ali Ellebedy, nhà dịch tễ học tại Trường ĐH Washington ở St. Louis, cho biết các ca bệnh nhẹ không phải lúc nào cũng không tạo ra được hệ miễn dịch mạnh.

Trên tạp chí Atlantic (Mỹ), ông Ellebedy cho hay: “Khi mắc bệnh, hệ miễn dịch sẽ phản ứng. Dù chúng ta không bị ốm, cơ thể vẫn có thể sản sinh các kháng thể và huấn luyện các tế bào T để đối phó những tác nhân xâm nhập trong lần tiếp theo. Bằng cách kích thích hệ miễn dịch một cách tương đối nhẹ nhàng ở đủ số lượng người, một phiên bản mới lây lan rộng của virus sẽ giúp dân số toàn cầu được bảo vệ tốt hơn trong tương lai”.

Tuy nhiên, cũng không thể bỏ qua kịch bản biến thể Omicron khiến dịch bệnh diễn biến theo một chiều hướng khác. Bà Tara Kirk Sell, học giả cấp cao tại Trung tâm An ninh y tế Johns Hopkins (Mỹ), cảnh báo biến thể này phần nào lây nhiễm mạnh hơn Delta nhưng độc tính giảm bớt, diễn biến buộc các nước tái áp đặt các biện pháp đeo khẩu trang và giãn cách xã hội nghiêm ngặt hơn trong một khoảng thời gian.

Chuyên gia Scarpino đánh giá: “Về mặt nào đó, Delta vẫn là một chủng trội. Khả năng lây nhiễm của nó đủ để vượt mặt các biến thể nguy hiểm hơn nhưng độc tính của chúng có thể được kiểm soát thông qua tiêm phòng vắc-xin. Trong một vài tuần tới, các chuyên gia cần tìm hiểu liệu Omicron sẽ là “viên đạn bạc” hay dự báo về một thảm kịch tồi tệ hơn trong tương lai”.

Bà Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về Covid-19, cho hay các nhà nghiên cứu Nam Phi rất muốn chia sẻ thông tin, dữ liệu và mẫu xét nghiệm nhưng lệnh cấm đi lại của nhiều nước do sợ lây lan biến thể Omicron đã cản trở việc vận chuyển mẫu bệnh phẩm vốn có thể giúp nghiên cứu về chủng mới.
Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*