Tập huấn “Phương pháp thả trứng muỗi” của Dự án Wolbachia tại Tiền Giang
(THTG) Ngày 11-01, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang tổ chức tập huấn “Phương pháp thả trứng muỗi” cho các cán bộ phụ trách, điều phối viên của Dự án Wolbachia tại tỉnh Tiền Giang và đại diện Trung tâm Y tế các phường (từ phường 1 đến phường 8) trên địa bàn thành phố Mỹ Tho.
Cán bộ kỹ thuật Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh tham gia tập huấn. Ảnh: Anh Tuấn
Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang và thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương được Bộ Y tế phê duyệt thực hiện Dự án Wolbachia, nghiên cứu thiết lập quần thể muỗi Aedes aegepti mang Wolbachia.
Wolbachia là loại vi khuẩn tự nhiên, có trong tế bào của khoảng 60% loài côn trùng, sống gần gũi xung quanh con người như: ruồi giấm, châu chấu, bướm, chuồn chuồn và cả một số loài muỗi thường, nhưng muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết thì lại không có vi khuẩn này. Dự án Wolbachia thực hiện cấy vi khuẩn Wolbachia vào muỗi vằn, để sinh ra muỗi có khả năng ức chế sự phát triển của virus Dengue, gây bệnh sốt xuất huyết, virus Zika và một số loại vi virus khác truyền qua muỗi.
Ảnh: Anh Tuấn
Để tạo cơ sở nền tảng cho việc thực hiện dự án, trong 2 ngày 11 và 12-01, cán bộ phụ trách, điều phối viên của Dự án Wolbachia giới thiệu về phương pháp thả trứng muỗi; Chọn vị trí thả trứng muỗi; Chất lượng hộp thả muỗi; Sử dụng thiết bị chọn địa điểm thả trứng muỗi và thu thập dữ liệu, đồng thời tiến hành thực địa chọn điểm và đặt hộp thả muỗi tại các phường trong phố Mỹ Tho.
Thanh Xuân
0 Bình luận
Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.