Số ca bị rắn độc cắn tăng cao trong mùa mưa lũ
(THTG) Mùa mưa, lũ cũng là thời điểm các loại rắn độc di chuyển nhiều nơi ở các tỉnh Đồng bằng song Cửu Long Số ca bị rắn độc cắn vì vậy cũng tăng lên.
Tại Khoa điều trị rắn cắn thuộc Trung tâm Nuôi trồng nghiên cứu chế biến dược liệu – Cục Hậu cần Quân khu 9 hay còn gọi là Trại rắn Đồng Tâm, vào thời gian này, bình quân mỗi ngày tiếp nhận và điều trị khoảng vài ca bị rắn cắn được chuyển đến từ các tỉnh miền Tây.
Điều trị bệnh nhân tại Khoa điều trị rắn cắn,Trung tâm nuôi trồng nghiên cứu chế biến dược liệu, Cục Hậu cần Quân khu 9. Ảnh: Việt Bình
Các loại rắn độc phổ biến ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu thuộc hai họ là rắn lục và rắn hổ thường lưu trú ở các khu vực có bụi rậm, lùm cây. Chính vì vậy mà vào mùa mưa lũ, nơi sinh sống, trú ngụ của loài rắn bị thu hẹp; do đó, rắn di chuyển đi nhiều nơi, lên các gò cao, bụi rậm dọc theo các đường đi, thậm chí bò vào nhà dân. Khi người dân vô ý sẽ rất dễ bị rắn cắn.
Mỗi năm, tại Khoa điều trị rắn cắn thuộc Trung tâm Nuôi trồng nghiên cứu chế biến dược liệu – Cục Hậu cần Quân khu 9 tiếp nhận và điều trị hơn 1.000 ca, cao điểm nhất là vào thời điểm mùa mưa lũ tháng 9, tháng 10. Bệnh nhân chủ yếu là người lao động ở khu vực nông thôn, trong quá trình lao động sản xuất, mưu sinh, dễ bị rắn cắn.
Theo các bác sĩ chuyên môn của Trung tâm Nuôi trồng nghiên cứu chế biến dược liệu Quân khu 9, song song với việc nhận diện được loài rắn độc cắn thì người dân cần nhanh chống đưa nạn nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất sau khi bị bị rắn cắn để sơ cấp cứu, ngăn chặn nộc độc phát tán trong cơ thể hoặc chuyển đến đơn vị chuyên môn có huyết thanh để điều trị không nên chữa trị theo dân gian, để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Mạnh Cường
0 Bình luận
Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.