*** Trường Đại học Tiền Giang tổ chức Hội thảo khoa học cấp tỉnh. * Hải đội 2 Bộ đội Biên phòng Tiền Giang tổng kết công tác Biên phòng năm 2024. * Công an tỉnh Tiền Giang và Ngân hàng Nhà nước tỉnh Tiền Giang sơ kết 3 năm thực hiện quy chế phối hợp về việc kết nối hệ thống báo động 113 bảo vệ an ninh ngân hàng. * UBND thành phố Mỹ Tho tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang công nhận xã Thới Sơn đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu. * Sở Công thương tỉnh Tiền Giang tổ chức hội nghị bàn về cơ hội và thách thức đối với 1 số sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Tiền Giang trong giai đoạn mới. * UBND huyện Cái Bè tổ chức Lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang công nhận xã Mỹ Tân đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu. * Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh Tiền Giang phối hợp với Hội Nông dân huyện Cái Bè tổng kết mô hình bảo vệ môi trường nông thôn. * Ban Chỉ huy Quân sự huyện Châu Thành tổng kết công tác quốc phòng địa phương năm 2024. * Huyện Chợ Gạo tổ chức Phiên giao dịch việc làm lần 2 năm 2024. * UBND huyện Gò Công Tây tổ chức Lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang công nhận xã Bình Phú đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. * Liên đoàn Lao động huyện Cai Lậy tặng Mái ấm Công đoàn cho công đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn. * Đồng chí Đinh Văn Tấn – Phó Chủ tịch UBND huyện Cai Lậy giữ chức vụ Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy. * Huyện Tân Phước tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức về bình đẳng giới năm 2024. * Thiếu hụt nhân lực lĩnh vực phục hồi chức năng cho người bệnh tại Việt Nam. * Hà Tĩnh: Công an phá đường dây mua bán pháo nổ phát hiện thêm 3 khẩu súng. * Quảng Ngãi: Kỷ luật khiển trách Giám đốc Sở Khoa học công nghệ. * Nhiều tướng lĩnh, anh hùng, cựu chiến binh tham dự Hội thảo 60 năm Chiến thắng Bình Giã. * Bình Dương điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt. * Bà Tôn Ngọc Hạnh - Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam – 44 tuổi được điều động, chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước, trở thành Bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất nước. * Chưa đầy 1 năm đã có 11 người tử vong vì tai nạn giao thông trên cao tốc qua tỉnh Bình Thuận. * Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết. * Nhiếp ảnh gia đổ về Sa Pa săn ảnh mùa săn mây. * Các hoạt động dịch vụ chạy đua theo sân bay Long Thành. * Quảng Trị quy hoạch tái hiện khu đô thị quân sự của Chúa Nguyễn. * Sà lan đụng ghe chày lưới, 2 vợ chồng rơi xuống sông Đồng Nai, người vợ được cứu kịp thời, người chồng mất tích và tìm được thi thể sau đó. * Rộ tin cấp cao Triều Tiên bị thương do tên lửa Storm Shadow. * Ông Kim Jong Un: Mỹ đẩy bán đảo Triều Tiên đến bờ vực chiến tranh hạt nhân. * Thái Lan tuyên án tử hình người phụ nữ giết 14 người bằng Xyanua. * Ông Medvedev: Phương Tây xác định mục tiêu và dẫn đường cho các tên lửa của Ukraine đánh Nga. * Tình báo của Ukraine: Tên lửa mới của Nga vượt tốc độ 13.500 km/h. * Ông Trump chọn tỷ phú Scott Bessent làm Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Nước Anh lại có tân thủ tướng

Tân thủ tướng Anh sẽ phải lèo lái kinh tế đất nước thoát khỏi nguy cơ suy thoái sau thất bại về chính sách tài chính của người tiền nhiệm Liz Truss

Cựu Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak sẽ trở thành lãnh đạo Đảng Bảo thủ và tân Thủ tướng Anh sau khi nhận được đa số phiếu ủng hộ của các nghị sĩ Đảng Bảo thủ hôm 24-10.

Ông Sunak, cựu Thủ tướng Boris Johnson và lãnh đạo Hạ viện Penny Mordaunt vốn là 3 ứng viên hàng đầu cho vị trí lãnh đạo Anh sau khi Thủ tướng Liz Truss tuyên bố từ chức vào ngày 20-10.

Theo quy trình bầu lãnh đạo của Đảng Bảo thủ, mỗi ứng viên cần ít nhất 100/357 nghị sĩ đảng này tại quốc hội ủng hộ để vào vòng bỏ phiếu sau đó. Tuy nhiên, ông Johnson đã tuyên bố rời khỏi cuộc đua vào ngày 23-10 với lời thừa nhận không thể hàn gắn nội bộ đảng sau khi chính trường Anh trải qua một trong những giai đoạn hỗn loạn nhất lịch sử.

Trong thông điệp trên Twitter hôm 23-10, ông Sunak viết: “Anh là một đất nước tuyệt vời nhưng chúng ta đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc. Đó là lý do tôi muốn trở thành lãnh đạo Đảng Bảo thủ và là tân thủ tướng Anh. Tôi muốn khôi phục nền kinh tế của chúng ta, đoàn kết đảng và cống hiến cho đất nước của chúng ta”.

Nước Anh lại có tân thủ tướng - Ảnh 1.

Ông Rishi Sunak xuất hiện gần trụ sở chiến dịch tranh cử ở thủ đô London – Anh hôm 24-10 Ảnh: REUTERS

Đối thủ còn lại của ông Sunak, bà Mordaunt, tuyên bố rút lui vào phút chót, ngay trước khi người thắng cuộc được xướng tên vào chiều 24-10 (giờ địa phương), mở đường cho ông Sunak tiến đến ghế thủ tướng. Trong tuần này, tân thủ tướng Anh dự kiến thành lập nội các mới.

Ông Sunak là Bộ trưởng Tài chính giai đoạn 2020-2022 dưới thời ông Johnson. Bản thân ông Sunak cũng có kinh nghiệm đối phó với khủng hoảng kinh tế khi từng đưa nước Anh vượt qua đại dịch COVID-19.

Việc ông Sunak từ chức hồi tháng 7, thời điểm ông Johnson vướng vào bê bối tiệc tùng trong thời gian Anh phong tỏa phòng dịch, đã châm ngòi làn sóng từ chức trong chính phủ Anh khiến ông Johnson phải rời ghế thủ tướng.

Ông Sunak cũng là đối thủ của bà Truss nhưng thất bại trong cuộc đua giành ghế lãnh đạo Đảng Bảo thủ hồi mùa hè. Trong quá trình tranh cử khi đó, ông Sunak đã nhiều lần chỉ trích các kế hoạch kinh tế của bà Truss và cho rằng chúng sẽ khiến nền tài chính Anh gặp rủi ro và lạm phát tăng cao.

Theo đài CNN, ông Sunak đã chứng minh bản thân có tầm nhìn xa khi cảnh báo kế hoạch kinh tế đầy tranh cãi của cựu Bộ trưởng Tài chính Kwasi Kwarteng, người bị bà Truss sa thải nhanh chóng. Kết quả của những sai lầm này là bà Truss phải rời nhiệm sở sau 45 ngày.

Nhà kinh tế học tại Ngân hàng Citibank (Anh) Benjamin Nabarro nhận định nhiệm vụ đầu tiên của chính phủ mới sẽ là công bố kế hoạch tài khóa trung hạn vào ngày 31-10 tới nhằm giảm thâm hụt tài chính công (có thể lên đến 40 tỉ bảng).

Theo hãng tin Reuters, tân thủ tướng sẽ phải đối mặt với một trong những thách thức khó khăn nhất là xây dựng lại kế hoạch tài chính trong bối cảnh Anh trên bờ vực suy thoái kinh tế.

Nhà sử học Anthony Seldon nói với Sky News rằng kể từ khi kỷ nguyên chính trị hiện đại bắt đầu vào năm 1832, nước Anh chưa từng chứng kiến nhiều xáo trộn và bất ổn như vậy – khởi nguồn từ sự kiện Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit) vào năm 2016.

Mặc dù ông Sunak nhận được sự ủng hộ từ nhiều nghị sĩ trong đảng, các nhà phân tích và kinh tế học vẫn hoài nghi khả năng ông có thể đoàn kết Đảng Bảo thủ đang chia rẽ sâu sắc.

Trong khi đó, theo đài CNN, lãnh đạo Đảng Lao động đối lập Keir Starmer kêu gọi tổ chức cuộc tổng tuyển cử khi cho rằng người dân đã chán ngấy với sự lãnh đạo của Đảng Bảo thủ và hậu quả từ các quyết định của họ.

Một khi lên nắm quyền, ông Rishi Sunak sẽ trở thành thủ tướng thứ 3 của nước Anh trong vòng 7 tuần qua và là nhà lãnh đạo thứ 5 của nước này kể từ năm 2016. Ở tuổi 42, ông sẽ là thủ tướng trẻ tuổi nhất nhậm chức trong hơn 200 năm qua ở Anh, đồng thời là người gốc Ấn và là người da màu đầu tiên đảm nhận cương vị này.

Gia đình ông Sunak di cư đến Anh vào thập niên 1960. Sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Oxford, ông Sunak sang Mỹ học tiếp Trường ĐH Stanford và tại đây, ông gặp vợ mình là bà Akshata Murthy. Đáng chú ý, cha bà Murthy là tỉ phú Ấn Độ N.R. Narayana Murthy, nhà sáng lập của công ty đa quốc gia Infosys.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*