Đoàn Thể thao Việt Nam dự SEA Games 27: Binh hùng và tướng đông
Như vậy, đoàn thể thao Việt Nam đến Myanmar đã chốt lại ở quân số 519 VĐV. Cho dù, một số đội tuyển như bóng đá nam, nữ, bóng bàn, taekwondo còn chờ quyết định cuối cùng, nhưng nhìn chung tất cả đã diễn tiến theo dự liệu.
Trưởng đoàn… gộp!
Năm nay, Tổng cục TDTT đã thống nhất các Trưởng bộ môn (Tổng cục TDTT) đương nhiên kiêm nhiệm vai trò lãnh đội của từng đội tuyển. Tuy nhiên, trong số ấy cũng rất nhiều lãnh đội sẽ phải tăng gấp đôi trách nhiệm trong vai trò “gộp” của mình. Đơn cử như lãnh đội Từ Thị Lê Na sẽ chịu trách nhiệm với 2 môn pencak silat và muay – hai môn võ được xem là mỏ vàng của thể thao Việt Nam ở mỗi kỳ SEA Games.
Môn pencak silat có thể xem là biến chuyển đặc biệt về nhân sự bởi Trưởng bộ môn Nguyễn Thị Hồng Hải đồng thời là lãnh đội ở SEA Games 2011 đã ra đi âm thầm khỏi chức vụ quản lý, bây giờ phụ trách chính là bà Lê Na. Giống 2 môn trên, trách nhiệm khá nặng nề với ông Đoàn Tuấn Anh do phải lãnh đội cả 2 môn billiard-snookers cùng bi sắt tại SEA Games 27. Đặc thù đó cũng khó trách do 2 môn trên vẫn gộp chung bộ phận quản lý tại Tổng cục TDTT. Cũng không khác bao nhiêu, trưởng bộ môn Đỗ Đình Kháng phải cáng đáng nhiệm vụ ở cử tạ và thể hình hay Nguyễn Đức Uýnh là bắn cung với bắn súng hay lãnh đội môn rowing và canoeing chỉ là 1 người.
Vẫn có ngoại lệ
Môn xe đạp có lẽ là thay đổi nhiều nhất. Lãnh đội năm nay là ông Nguyễn Đức Cường – từng sang phụ trách phòng tổng hợp của Tổng cục TDTT. Trong danh sách, người ta không thấy Phó chủ tịch kiêm TTK Liên đoàn mô-tô và xe đạp Việt Nam – ông Đoàn Kim Phách – làm lãnh đội như nhiều kỳ SEA Games trước đây. Như vậy có thể xem như vị trưởng bộ môn cũ đã được tại vị trở lại sau khi “thất nghiệp” do phòng tổng hợp đã bị giải thể. Bóng chuyền với bóng đá là 2 môn có số lãnh đội nhiều nhất khi từng đội tuyển nam, nữ có riêng 1 người chịu trách nhiệm.
Thêm một năm nữa, người chịu trách nhiệm chuyên môn theo quy định của Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam và đang giữ chức danh Phó Chủ tịch Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam -ông Nguyễn Bá Nghị – không có tên dự SEA Games. Từng lãnh đội của 2 đội bóng chuyền nam, nữ được trao cho chuyên viên Liên đoàn bóng chuyền và Trưởng bộ môn (Tổng cục TDTT).
Với bóng đá, do có đặc thù riêng nên lãnh đội 2 tuyển nam, nữ đều là người của VFF. Duy nhất môn bóng đá trong nhà (futsal) do chuyên viên của Tổng cục TDTT đảm nhiệm. Chưa kể môn bóng đá còn có Vụ trưởng phụ trách bóng đá của Tổng cục TDTT Trần Quốc Tuấn thuộc thành phần đoàn.
Ngoài các ĐTQG, đây có thể coi lần đầu tiên trong lịch sử đoàn Việt Nam đông…. Phó trưởng đoàn đến vậy. Tổng cộng có tới 8 Phó trưởng đoàn sẽ phụ tá cho Trưởng đoàn Lâm Quang Thành ở SEA Games 27. So với kỳ SEA Games 2011, đã có thêm 2 Phó trưởng đoàn mới là ông Phạm Ngọc Dương – trưởng phòng TDTT Quân đội và ông Nguyễn Văn Bình – Vụ trưởng Vụ tài chính (Tổng cục TDTT).
Còn nhớ ở kỳ SEA Games tại Indonesia, chúng ta đi đông đảo hơn, giành tới 96 HCV nhưng cả 6 Phó trưởng đoàn đều làm tốt nhiệm vụ trong khi tới Myanmar thành phần đoàn tinh gọn hơn và phải có 8 Phó đoàn.
Điền kinh vẫn đông nhất Với 46 bộ huy chương đưa vào tranh tài ở SEA Games 27, điền kinh Việt Nam tiếp tục là môn đăng ký đi Myanmar đông đảo nhất. Tổng cộng có 58 thành viên. Trong thành phần trên, có 43 VĐV dự SEA Games 2013, đoàn Việt Nam cử tới 23 bác sĩ góp mặt – nhiều hơn gấp đôi so với kỳ SEA Games 2011 (10 bác sĩ). Đáng kể là trong số nhóm bác sĩ đi Myanmar, đoàn Việt Nam có chuyên gia người Nhật Bản – ông Shinohara Kunihiko. |
Nguồn SGGP
0 Bình luận
Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.