Tiền Giang hướng tới số hóa vùng trồng cây ăn trái

(THTG) Trước yêu cầu ngày càng khắt khe của các nước nhập khẩu, hiện cùng với công tác xây dựng và cấp mã số vùng trồng cho cây ăn trái, ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang còn chủ động triển khai thực hiện “số hóa” vùng trồng để công tác cấp mã số và quản lí mã số vùng trồng chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn.

vlcsnap-2023-03-15-10h47m24s064.png

vlcsnap-2023-03-15-10h47m06s347.png

Tiền Giang xây dựng thí điểm phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý vùng trồng sầu riêng tại một số địa phương trồng sầu riêng trọng điểm. Ảnh: Minh Trí

Tính đến thời điểm hiện tại, mã số vùng trồng cây ăn trái được cấp và đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là 279 mã số với diện tích hơn 20.303 ha, bao gồm: 71 mã số vùng trồng mít cho diện tích 8.538 ha, 78 mã số vùng trồng thanh long cho diện tích 6.123 ha, 32 mã số vùng trồng xoài cho diện tích gần 1.580 ha, 12 mã số vùng trồng vú sữa cho diện tích 72,80 ha,…

Để công tác quản lý các vùng sản xuất trồng trọt ngày càng chặt chẽ và thuận lợi hơn, tránh việc cấp mã số vùng trồng trùng lặp trên cùng một diện tích, tỉnh đang triển khai xây dựng thí điểm phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý vùng trồng sầu riêng tại một số địa phương trồng sầu riêng trọng điểm. Qua đó, thể hiện các thông tin của vùng trồng sầu riêng thành bản đồ với các thông tin cụ thể như: diện tích, giai đoạn đoạn sinh trưởng, dự kiến thời gian thu hoạch, sản lượng theo từng giống sầu riêng tại các địa điểm cụ thể. Từ đó làm cơ sở nhân rộng bản đồ hóa toàn bộ vùng trồng sầu riêng và các cây trồng chủ lực của tỉnh trong thời gian tới./

Kim Nữ