*** Thường trực HĐND tỉnh Tiền Giang thông báo về việc tổ chức Kỳ họp thứ 15 khóa X. * Thời gian họp: ngày 05, 06 và 09 tháng 12 năm 2024. * Khai mạc vào lúc 07 giờ 45 phút, ngày 05 tháng 12 năm 2024 (Truyền hình trực tiếp phiên khai mạc). * Địa điểm họp: Hội trường Ấp Bắc - Trung tâm Hội nghị tỉnh Tiền Giang. * Nội dung chương trình kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh gồm có: * Thường trực HĐND tỉnh báo cáo hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025; Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp thứ 15. * Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thông báo hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tham gia xây dựng chính quyền và ý kiến, kiến nghị của nhân dân năm 2024. * Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, kết quả thu, chi ngân sách; đầu tư công; kết quả thực hiện công tác phòng chống tham nhũng; kết quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2024 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. * Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh báo cáo công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố năm 2024; Tòa án nhân dân tỉnh báo cáo sơ kết công tác xét xử và hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2024; Cục Thi hành án dân sự tỉnh báo cáo công tác thi hành án dân sự năm 2024. * Thực hiện thảo luận, giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp. * Xem xét, thảo luận và thông qua Dự thảo các Nghị quyết thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh. * Kỳ họp được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình Tiền Giang gồm: * Trực tiếp Phiên khai mạc lúc 07 giờ 45 phút ngày 05 tháng 12 và trực tiếp Phiên họp Thường trực Hội đồng nhân tỉnh báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận Tổ đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu thảo luận tại Hội trường về những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, Ủy ban nhân dân tỉnh và Thủ trưởng các sở, ngành báo cáo giải trình, ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh; chất vấn và trả lời chất vấn dự kiến sáng ngày 09 tháng 12. * Thường trực HĐND tỉnh đề nghị Đại biểu HĐND nghiên cứu trước tài liệu để chương trình kỳ họp đảm bảo thời gian và đạt kết quả cao. * Thường trực HĐND tỉnh Tiền Giang xin thông báo đến Nhân dân trong tỉnh biết, theo dõi. * Trường Đại học Tiền Giang tổ chức đào tạo – tập huấn phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử và kinh tế số trong thời đại chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. * Bộ Tư pháp Mỹ hủy bỏ mọi vụ án liên bang chống lại ông Trump. * Ông Trump muốn kinh tế hóa Ukraine. * Nhà Trắng cho biết ông Biden sẽ dự lễ nhậm chức của ông Trump. * Thủ tướng Campuchia bác bỏ thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam. * Ông Biden và ông Macron chuẩn bị công bố thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah. * Chìm tàu du lịch ở Ai Cập: 28 người được cứu, 17 người mất tích. * EU khởi kiện Trung Quốc lên WTO về việc Trung Quốc áp thuế đối với rượu mạnh của EU.

Hiểm họa từ loài ngoại lai xâm hại

Một báo cáo mới công bố hôm 4-9 cho thấy loài ngoại lai xâm hại khiến nhiều thực vật và động vật bị tuyệt chủng, đe dọa an ninh lương thực, đồng thời làm trầm trọng thêm thảm họa môi trường toàn cầu.

Theo báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ Liên Hiệp Quốc về đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái (IPBES), loài ngoại lai xâm hại gây thiệt hại cho thế giới ít nhất 423 tỉ USD mỗi năm nhưng nhiều chuyên gia nhận định con số này trong thực tế có thể còn cao hơn nhiều.

Báo cáo cho rằng hoạt động của con người – thường thông qua du lịch hoặc thương mại toàn cầu – đang khiến các loài động vật, thực vật và sinh vật khác xuất hiện ở những khu vực mới với “tốc độ nhanh chưa từng có”.

Ước tính có khoảng 200 loài ngoại lai mới được ghi nhận mỗi năm. Báo cáo đã ghi nhận hơn 37.000 loài ngoại lai xuất hiện cách xa xuất xứ của chúng.

Trong số này, khoảng 3.500 loài bị xem là có hại, trở thành mối đe dọa toàn cầu nghiêm trọng bằng cách phá hủy mùa màng, xóa sổ các loài bản địa, gây ô nhiễm đường thủy, lây lan dịch bệnh và là mầm mống cho những thảm họa thiên nhiên tàn khốc.

Hiểm họa từ loài ngoại lai xâm hại - Ảnh 1.

Một con cóc mía bên trong chiếc túi nhựa sau khi được đưa ra khỏi bẫy ở TP Darwin – Úc Ảnh: REUTERS

Chẳng hạn như, theo kênh Al Jazeera, Úc đã nỗ lực tiêu diệt cóc mía trong nhiều năm nhưng không có kết quả.

Loài này có nguồn gốc từ Nam và Trung Mỹ, lần đầu tiên được đưa vào bang Queensland năm 1935 để kiểm soát bọ cánh cứng phá hoại mía. Tuy nhiên, chúng nhanh chóng trốn vào vùng hoang dã và trở nên không thể kiểm soát.

Trong khi đó, ong bắp cày sát thủ được cho là đến Mỹ từ châu Á, có thể tàn phá toàn bộ tổ ong mật chỉ trong một cuộc tấn công.

Báo cáo cũng nói đến những loài ngoại lai xâm hại khác, như lục bình làm tắc nghẽn các hồ và sông ở châu Phi, cá sư tử ảnh hưởng đến nghề cá địa phương ở vùng Caribe, muỗi lây lan các bệnh như sốt xuất huyết, bệnh Zika, sốt rét và virus Tây sông Nile đến các vùng mới.

Báo cáo IPBES kết luận việc mở rộng kinh tế, tăng dân số và biến đổi khí hậu sẽ làm tăng tần suất và mức độ xâm lấn sinh học cũng như tác động của các loài ngoại lai xâm hại. Vấn đề là hiện chỉ mới có 17% quốc gia có luật hoặc quy định để đối phó mối đe dọa này.

Các nhà khoa học cảnh báo nếu không có sự can thiệp kịp thời nhằm ngăn chặn sự lây lan và tác động của chúng, tổng số loài ngoại lai xâm hại trên thế giới vào năm 2050 sẽ cao hơn 1/3 so với năm 2005.

Theo báo cáo, việc ngăn chặn sinh vật mới đến những khu vực mới là cách tốt nhất để kiểm soát mối đe dọa trên, như cần biện pháp kiểm soát nhập khẩu nghiêm ngặt và hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện và ứng phó với sinh vật ngoại lai.

Báo cáo cũng thúc giục các nước chung tay giải quyết vấn đề này. Trước mắt, một hiệp ước toàn cầu nhằm bảo vệ đa dạng sinh học được ký kết ở TP Montreal – Canada vào tháng 12-2022 đã đặt mục tiêu giảm một nửa tốc độ lan rộng của loài ngoại lai xâm hại vào năm 2030.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*