*** Tiền Giang tổ chức Hội thảo phòng trừ sâu đầu đen hại dừa tại huyện Chợ Gạo. * Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Thành Diệu làm việc với Viettel Tiền Giang nhân dịp Viettel Tiền Giang chính thức khai trương mạng 5G. * Công đoàn Viên chức tỉnh Tiền Giang khai mạc Hội thi Nữ cán bộ, công chức, lao động duyên dáng tài năng và Hội thi Hát karaoke chào mừng 94 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. * Trường Chính trị Tiền Giang bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ dành cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã. * Huyện Cái Bè phát động Tuần lễ áo bà ba chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10. * Ban Dân vận Huyện ủy Cai Lậy sơ kết công tác quý 3 và khen thưởng tập thể, cá nhân làm tốt công tác Dân vận khéo. * Thành phố Mỹ Tho họp mặt kỷ niệm ngày truyền thống Dân vận của Đảng. * Xã Tân Phú huyện Tân Phú Đông ra quân trồng hoa và cây xanh trên các tuyến đường nông thôn mới. Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Tiền Giang ủng hộ 2 tỷ đồng vào Quỹ vì người nghèo của tỉnh. * Hội đồng thẩm định thống nhất đề nghị UBND tỉnh Tiền Giang công nhận xã Mỹ Long huyện Cai Lậy đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. * Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm dự Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. * Thực khách du lịch ở Đà Nẳng tố quán bán bánh cuốn chả có dòi, chủ quán thương lượng bồi thường. * Bộ Thông tin và Truyền thông: Sẽ xử lý nghiêm việc lợi dụng những hình ảnh đau lòng để câu view trên mạng. * Bắt lãnh đạo Công ty Cổ phần điện lực vùng Duyên Hải lừa đảo 38 tỷ đồng. * Cháy tại tầng cao Bệnh viện Hoàn Mỹ - Đà Nẳng, nhiều người hô hoán tháo chạy. * 5 máy bay siêu sang chở 5 tỷ phú thế giới đáp xuống sân bay Đà Nẳng. * Quảng Trị: Một nửa số hộ dân ở thị trấn Bến Quan huyện Vĩnh Linh 30 năm không làm được sổ đỏ. * Cần siết kiểm tra, quản lý bán hàng trên sàn thương mại điện tử. * Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh khởi động cuộc thi Tự hào sử Việt. * Năm 2024, khởi tố 76 vụ tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp. * Hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Lương Hoài Nam – Tổng Giám đốc Bamboo Airways. * Điện Biên: 1 xe khách bị mất lái trên quốc lộ 4, lao vào vách núi làm 1 người chết. * Gia Lai: Dự án khu dân cư ngàn tỷ có nguy cơ đình trệ. * Cảnh báo chiêu lừa đảo mới trên mạng: Mời xem online rồi lừa tiền tỷ. * Hai vợ chồng tử vong trong căn nhà ở Yên Bái nghi do mâu thuẩn gia đình. * Nổ xe bồn ở Nigeria làm 140 người chết. * Hàn Quốc mở lại các chuyến tham quan, khu phi quân sự. * Kỷ lục 314 ứng cử viên nữ tranh cử vào Hạ viện Nhật Bản. * Bầu cử Tổng thống Mỹ: Căng thẳng ở các Bang chiến trường. * Triều Tiên đưa kẻ thù Hàn Quốc vào Hiến pháp. * Xe tăng của Israel bắn vào tháp canh Liên hiệp quốc. * Ông Biden công bố gói viện trợ 425 triệu USD cho Ukraine.

Vì sao bỏ quê quán và vân tay trên thẻ căn cước?

Đại diện Bộ Công an cho biết việc bỏ thông tin về quê quán trong căn cước, mà thay vào đó bằng thông tin về nơi đăng ký khai sinh, bởi vì nơi đăng ký khai sinh là thông tin chính xác với bất kỳ con người nào và tính ổn định cao

  Quốc hội vừa thông qua Luật Căn cước với 431/468 đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 87,25% tổng số ĐBQH). Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1-7-2024, thẻ CCCD cũng sẽ có tên gọi mới là thẻ căn cước.
Vì sao bỏ quê quán và vân tay trên thẻ căn cước? - Ảnh 1.

Quê quán và vân tay sẽ không còn trên thẻ căn cước. Ảnh: Dương Nguyễn

Theo đó, Luật Căn cước vừa được thông qua đã nêu rõ các trường thông tin thay đổi thể hiện trên thẻ căn cước. Trong đó có ảnh khuôn mặt; số định danh cá nhân; họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; quốc tịch; nơi cư trú; ngày cấp thẻ và hạn sử dụng.

So với Luật Căn cước công dân 2014, thông tin về quê quán, vân tay đã được lược bỏ, không cần thể hiện trên thẻ căn cước. Thay vào đó, quê quán của công dân sẽ được tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Theo cơ quan soạn thảo Luật, việc bỏ vân tay trên bề mặt thẻ để bảo đảm tính bảo mật trong quá trình sử dụng thẻ; bỏ thông tin quê quán để đảm bảo tính riêng tư, hạn chế việc phải cấp đổi thẻ và vướng mắc trong xác thực thông tin.

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính (Bộ Công an) cho biết việc sửa thông tin trên bề mặt của căn cước công dân gắn chip tạo sự thuận lợi cho người dân. Bỏ thông tin về quê quán, mà thay vào đó bằng thông tin về nơi đăng ký khai sinh, bởi vì nơi đăng ký khai sinh là thông tin chính xác với bất kỳ con người nào và tính ổn định cao.

“Có những người sinh ra ở Hà Nội thế nhưng quê bố mẹ, ông bà thì ở địa phương khác, thì quê quán ghi ở địa phương khác. Do đó, những thông tin này có thể gây khó khăn cho quá trình thu thập thông tin, tiến hành đối sánh để xác định một công dân nào đó”- thiếu tướng Phạm Công Nguyên nói.

Theo Luật Căn cước mới, thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước gồm: Thông tin nhân dạng, thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói, nghề nghiệp… Trong đó, với thông tin ADN và giọng nói, chỉ thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc trong quá trình quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Luật quy định Cơ sở dữ liệu căn cước được chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác do Bộ Công an quản lý để quản lý dân cư, quản lý căn cước và đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Điều 46 Luật Căn cước quy định về chuyển tiếp quy định rõ: Thẻ CCCD đã được cấp trước ngày luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.

Trường hợp CMND còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31-12-2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND, CCCD được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về CMND, CCCD trong giấy tờ đã cấp.

Thẻ CCCD, CMND hết hạn sử dụng từ ngày 15-1-2024 đến trước ngày 30-6-2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30-6-2024.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*