Tiền Giang tập trung phòng chống sạt lở bờ sông
(THTG) UBND tỉnh Tiền Giang vừa ban hành Kế hoạch số 499 tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung phòng chống sạt lở bờ sông, kênh, rạch, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân. Phấn đấu đến năm 2030, hoàn thành xử lý sạt lở tại các khu vực trọng điểm, xung yếu gây ảnh hưởng trực tiếp đến khu dân cư tập trung, hệ thống đê điều và cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng ven sông.
Điểm sạt lở ăn sâu vào đường giao thông bộ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Ảnh: Đoàn Vũ
Trong những năm gầy đây, tình trạng sạt lở bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh vẫn thường xuyên xảy ra, âm thầm tiếp diễn và có chiều hướng gia tăng về cường độ lẫn phạm vi, mức độ ngày càng xảy ra nghiêm trọng và nguy hiểm hơn. Hàng năm, sạt lở thường xảy ra tại rất nhiều địa phương ở các huyện phía Tây trên địa bàn tỉnh, khu vực thường xuyên bị sạt lở là cặp các tuyến sông, kênh, rạch làm ảnh hưởng hoặc đe dọa trực tiếp đến nhà ở, tính mạng, tài sản của người dân, gây chia cắt các trục lộ giao thông nông thôn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, đi lại, không đảm bảo ngăn mặn, triều cường bảo vệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
Theo số liệu thống kê từ Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, trong khoảng 10 năm gần đây, toàn tỉnh xảy ra 1.197 điểm với chiều dài khoảng 117,83 km, kinh phí khắc phục 2.403,66 tỷ đồng. Các điểm sạt lở thường xảy ra ở các huyện phía Tây của tỉnh như: huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, huyện Châu Thành, huyện Tân Phước, thị xã Cai Lậy và thành phố Mỹ Tho./
Kim Nữ
0 Bình luận
Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.