Tiền Giang ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi gà đẻ
(THTG) Hiện nay, ứng dụng công nghệ trong chăn nuôi, đặc biệt là nuôi gà đẻ trứng luôn là “chìa khóa” để khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất; nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Một cơ sở chăn nuôi gà ở huyện Gò Công Tây.
Ở Tiền Giang, các trại nuôi gà đẻ trứng đang ứng dụng các công nghệ như: Nhiệt độ chuồng lạnh; hệ thống ăn uống tự động; hệ thống thu gom trứng, thu gom phân tự động, đồng thời sử dụng công nghệ trong lai chọn con giống và phòng, trị bệnh cho vật nuôi. Trên gà đẻ, ngoài cúm A/H5N1 và cúm A/H5N6 độc lực cao thì các trại nuôi gà đẻ còn phòng chống hiệu quả cúm A/H9N2 độc lực thấp. Bệnh cúm A/H9N2 tuy là một bệnh mới nổi nhưng gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng trên gà đẻ trứng và sức khỏe cộng đồng.
Với việc người chăn nuôi Tiền Giang năng động, sáng tạo, thường xuyên cập nhật thông tin; tiếp cận và nắm bắt các chủ trương, cơ chế, chính sách, nhất là mạnh dạn ứng dụng khoa học công nghệ theo định hướng liên kết sản xuất tiêu thụ đã góp phần đưa chăn nuôi nói chung và nuôi gà đẻ nói riêng của tỉnh Tiền Giang có nhiều khởi sắc, thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững.
Kim Nữ – Minh Nguyên
0 Bình luận
Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.