Tiếp tục bảo vệ rừng ngập mặn Đồng bằng Sông Cửu Long
Ảnh minh họa |
Dự án trên được thực hiện tối đa trong 3 năm (2015 – 2018) với tổng kinh phí là 8,8 triệu Euro. Trong đó, vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Đức là 4,4 triệu Euro; vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Úc là 3,6 triệu Euro; vốn đối ứng của phía Việt Nam 0,8 triệu Euro.
Mục tiêu của Dự án trên là nâng cao năng lực thể chế và lập kế hoạch để thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu.
Cụ thể, Dự án sẽ thiết lập khung pháp lý và thể chế cho đầu tư phát triển các giải pháp chống chịu biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh; hỗ trợ nâng cao năng lực kỹ thuật của các cơ quan liên quan trong việc xây dựng và tài trợ cho các giải pháp sinh kế lồng ghép và bảo vệ vùng ven biển có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu; cải thiện và thiết lập cơ chế phối hợp, quan hệ đối tác chiến lược qua đó xây dựng hướng tiếp cận hài hòa các hệ sinh thái ven biển và tăng trưởng xanh có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Được biết, Chương trình bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và rừng ngập mặn Đồng bằng Sông Cửu Long nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (ICMP) giai đoạn 1 đã được thực hiện từ năm 2011 – 2014. Căn cứ vào 4 chủ đề: Quản lý vùng ven biển, Quản lý các giải pháp kỹ thuật, sinh kế bền vững và nhận thức về môi trường được thực hiện tại các dự án thành phần của 5 tỉnh (An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Sóc Trăng), nhiều hoạt động đa dạng đã được Chương trình triển khai thực hiện bao gồm việc hỗ trợ hoạch định và xây dựng chính sách cho ngành nông lâm nghiệp, thủy lợi trong việc thích nghi và ứng phó với Biến đổi khí hậu; xây dựng các mô hình điểm về các giải pháp kỹ thuật bảo vệ bờ biển, phục hồi rừng ngập mặn ven biển, quản lý rừng cộng đồng; các mô hình cải thiện sinh kế, các hỗ trợ về điều tra khảo sát nghiên cứu…
Nguồn Chính phủ
0 Bình luận
Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.