Nga tái sinh thành công cổ thực vật học 30.000 tuổi

       Các nhà khoa học Nga đã làm sống dậy thành công một cổ thực vật học và khiến nó nở hoa từ quả bị đông lạnh dưới tầng đất đóng băng vĩnh cửu cách đây hơn 30 nghìn năm.

Cổ thực vật 30 nghìn năm tuổi được tái sinh và nở hoa.

Cổ thực vật 30 nghìn năm tuổi được tái sinh và nở hoa.

Quả cây nằm trong hang cùng với khoảng 70 con sóc ngủ đông, được tìm thấy trên bờ sông băng Kolmya ở Siberia - trang web hàng đầu cho những chuyên gia tìm kiếm xương voi ma mút cho hay.

“Tất cả hang hốc được tìm thấy ở độ sâu 20-40m so với mặt đất hiện tại, trong lớp chứa xương động vật có vú lớn như voi ma mút, tê giác có lông, bò rừng, ngựa, hươu, nai,… cũng như thực vật”, các chuyên gia cho biết.

Những con sóc đã cất trái cây vào góc sâu nhất của hang và sau đó bị đóng băng vĩnh viễn, có thể do đợt giá lạnh tại đây.

Nhóm chuyên gia của Viện Lý sinh học Tế bào, thuộc Học viện Khoa học Nga (PNAS), đã làm sống dậy cây cánh hẹp Silene thuộc họ Campion từ quả đông lạnh này. Nó là cổ thực vật học lâu đời nhất cho đến nay được tái sinh.

Lúc đầu, nhóm nghiên cứu cố gắng làm hạt giống nảy mầm song không thành công. Cuối cùng, họ nuôi trồng cây thành công từ tế bào của quả. Nay, cây Silene tươi tốt, nở hoa trắng và hạt có thể trồng được.

Từ thành công trên, các nhà khoa học hy vọng về khả năng tái sinh voi ma mút.

Thành quả trên được các nhà nghiên cứu Nga công bố trên một tạp chí khoa học của Mỹ.