EU cảnh báo cần sớm quản lý các công ty Internet nước ngoài
Liên hiệp châu Âu đang cân nhắc một quy định mới để quản lý chặt chẽ hơn các hãng Internet nước ngoài như Google hay Facebook với cảnh báo rằng nếu không có những hành động kịp thời sẽ là quá muộn.
Theo tờ tạp chí phố Wall thì quy định mới này được soạn bởi ông Günther Oettinger, ủy viên hội đồng số hóa liên hiệp châu Âu, và cảnh báo rằng một số hoạt động kinh doanh số hóa đã trở thành siêu nút có vai trò quan trọng trong hệ thống của toàn bộ nền kinh tế. Đề xuất này cũng cho rằng chỉ một phần rất nhỏ của nền kinh tế không phụ thuộc vào nó trong tương lai.
Đề xuất này cũng cảnh báo, nếu thiếu các hành động kịp thời thì khi nền kinh tế đã hoàn toàn phụ vào một số hãng thì có thể dẫn đến tình trạng không thể quay lại được (“point of no return”).
Để minh họa cho lập luận này, tài liệu lấy ví dụ các hãng bán lẻ trực tuyến như Amazon hay Etsy, những hãng đã duy trì quyền lực của họ bằng cách có thể loại bỏ một hãng do vi phạm điều khoản kinh doanh nhưng không cần cung cấp bằng chứng về sự vi phạm.
Báo cáo này cũng chỉ ra trường hợp hãng TripAdvisor và booking.com như là những hãng đã sử dụng quá mức quyền lực thị trường của họ. Hai hãng này như là cửa vào chính cho lĩnh vực du lịch và có thể tự quy định mức phí phải thu.
Điều này cũng xảy ra tương tự ở một số lĩnh vực khác trong sự phụ thuộc quá lớn vào một số hãng sẽ tạo ra khả năng đưa nền kinh tế toàn bộ châu Âu đến rủi ro bằng sự khai thác quyền lực thị trường một cách không công bằng. Để chống lại điều này, tài liệu đề xuất một khung pháp lý mạnh bao gồm những nội dung như ngăn chặn các hoạt động cạnh tranh không bình đẳng và yêu cầu các hãng Internet không được sử dụng nên tảng của họ để ưu tiên dịch vụ của họ hơn của hãng cạnh tranh.
Hơn nữa, đề xuất này cũng khuyến nghị rằng nền tảng này cần yêu cầu nhiều hơn để đề xuất tương tác với người sử dụng để họ dễ dàng chuyển đổi giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Quy định này cần được kiểm soát bởi toàn bộ các thành viên châu Âu.
Tài liệu này cũng đưa ra thực tế rằng các nền tảng Internet của nước ngoài dường như đã làm tổn thương các doanh nghiệp châu Âu. Theo đó, các ứng dụng do châu Âu phát triển chiếm đến 42% toàn bộ doanh số ứng dụng toàn cầu nhưng cán cân thương mại cho ứng dụng trên toàn châu Âu lại bị âm 128 triệu Euro và chủ yếu do phí mà các nhà phát triển châu Âu phải trả cho các nền tảng được sở hữu bởi nước ngoài.
Cho dù mới đây liên hiệp châu Âu đã đưa thông báo cáo buộc Google đã không công bằng khi sử dụng vị thế độc quyền trong công cụ tìm kiếm để kích thích mua bán hàng trực tuyến thì tài liệu này lại cho rằng các quy định về cạnh tranh không phải là cách để thực thi sự công bằng. Vì các vụ kiện về cạnh tranh thường kéo dài và rất tốn kém.
Nguồn nhandan.com.vn
0 Bình luận
Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.