Nhà báo và những áp lực
Tôi nán lại một thời gian để cố tìm gặp và thuyết phục ông. Tôi ra lớp triển khai Nghị quyết không thấy ông đâu. Bất ngờ, tôi thấy ông từ phía nhà làm việc kề bên bước ra. Tôi liền đến đề nghị ông nói một vài ý với tư cách là Trưởng Ban Chỉ đạo. Nếu quá bận tôi sẽ chờ ông sau khi hội nghị kết thúc nhưng ông vẫn cương quyết từ chối. Tôi ra về trong nỗi thắc thỏm vì không biết bài viết phải thể hiện thế nào cho sinh động. Tôi tự hỏi: “Ban Chỉ đạo tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí tiếp cận đưa tin, viết bào về xây dựng nông thôn mới. Vấn đề không có gì phức tạp, nhại cảm, sao lãnh đạo nơi đây lại ngại tiếp xúc với báo chí, trong khi trong báo cáo đều luôn có câu: tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong dân và cán bộ.
Dù vậy, sau đó bài viết cũng đã được đăng nhưng trong tôi vẫn có chút không hài lòng vì không có những lời dẫn trực tiếp, gián tiếp của những người có trách nhiệm để bài báo thêm sinh động.
Bận họp, đi công tác
Đây là chuyện thường ngày của cán bộ “huyện”. Nhưng đây là được xem là giải pháp an toàn cho những lãnh đạo muốn “né” cánh nhà báo. Trong một lần tôi liên lạc qua điện thoại hẹn gặp lãnh đạo ở một xã nọ trao đổi một số vấn đề trong thời gian ngắn. Vị lãnh đạo xã bảo bận đi họp, hẹn khi khác. Ngày hôm sau, tôi lại liên lạc với ông vẫn nhận câu trả lời như hôm trước. Thời gian nộp bài cho tòa soạn không còn nhiều, tôi quyết định xuống tận nơi trên với hy vọng không gặp chủ tịch thì có thể gặp Phó Chủ tịch hoặc chờ chủ tịch họp xong sẽ gặp. Khi đến nơi, thật bất giờ, vị chủ tịch này không hề bận họp. Ông hơi bất ngờ vì sự có mặt của tôi và tự “chữa cháy”: “Tôi tính đi họp nhưng nghĩ lại còn nhiều việc phải làm nên gọi ông phó chủ tịch đi thế”.
Đây không phải là lần đầu tiên tôi gặp trường hợp này. Chuyện từ chối nhà báo với lý do này hay lý do khác của lãnh đạo, cán bộ có trách nhiệm không phải hiếm. Ngoài ra, giới cán bộ này còn có chiêu “chuyền bóng” giữa lãnh đạo với nhân viên, cấp phó và cấp trưởng. Có nơi thủ trưởng giao cho cấp phó trả lời nhưng sau khi báo đăng lại không hài lòng với những trả lời đó. Một lần nọ, sau khi báo đăng, một cấp phó đã điện thoại cho tôi tâm tư: “Tôi trả lời cho Nhà báo như thế lại bị thủ trưởng la. Sự thật là như thế trả lời khác sao được?. Câu chuyện này làm tôi nhớ lại một lần về Gò Công Tây phản ánh về tình hình bùng phát rầy nâu. Một cán bộ xã được phân công hướng dẫn chúng tôi đi thực tế cho biết rầy nâu đang hoàn hoành các trà lúa trong xã, việc phun xịt thuốc bảo vệ thực vật vẫn không hiệu quả, gây giảm năng suất không nhỏ diện tích. Công việc xong, tôi còn hỏi lại ông một nhận định, số liệu. Nhưng thật bất ngờ một giờ sau đó, tôi nhận điện thoại của anh và anh phủ nhận hoàn toàn những nhận định, thông tin vừa cung cấp. Anh đánh giá lại rầy nâu diễn biến không đáng ngại, chưa ảnh hưởng đến sản xuất. Tôi không biết cơ sở nào anh lại nói như thế, trong toàn tỉnh đang bùng phát rầy nâu, hàng nghìn diện tích bị giảm năng suất, các nhà chuyên môn đang tổ chức phun xịt đồng loạt, những nông dân mà tôi tiếp xúc cũng phản ánh hình hình lờn thuốc của rầy nâu, lúa bị suy yếu do mật độ rầy bám cao.
Nhà báo chịu nhiều áp lực từ nguồn tin cơ quan chức năng và tòa soạn. Tâm lý né tránh trả lời với báo chí gây rất nhiều khó khăn cho việc thu thập tư liệu của phóng viên. Nguyên nhân có thể một phần báo chí đã làm người có chức năng cung cấp thông tin e ngại. “Tôi nói thật rất sợ cung cấp thông tin cho nhà báo. Chỉ cần nói lỡ là bị đưa lên báo ngay. Mình nói theo hướng này, báo chí đưa hướng khác…”- một vị lãnh đạo UBND huyện từng tâm sự với tôi. Nói đi cũng phải nói lại, có những lãnh đạo ngại tiếp xúc với báo chí vì những lý do khác. Và khi đó, những người làm báo chân chính, với trái tim yêu nghề, cố gắng sáng tạo ra tác phẩm báo chí hay sẽ bị vạ lây.
0 Bình luận
Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.