Tin bão khẩn cấp và các chỉ đạo phòng chống

Hồi 04 giờ ngày 23/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,5 độ Vĩ Bắc; 109,7 độ Kinh Đông, trên đất liền đảo Hải Nam, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 320km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là khoảng từ 60 đến 75km một giờ), giật cấp 9-10.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km.

Như vậy sáng nay (23/6), vùng tâm bão sẽ đi vào vùng biển phía Đông Bắc vịnh Bắc Bộ.

Đến 16 giờ ngày 23/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,5 độ Vĩ Bắc; 108,9 độ Kinh Đông, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 180km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là khoảng từ 60 đến 75km một giờ), giật cấp 9-10.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, đi vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

Đến 04 giờ ngày 24/6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,7 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là khoảng từ 40 đến 50km một giờ), giật cấp 7-8

Như vậy, từ chiều tối nay (23/6), khu vực tỉnh Quảng Ninh có gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 8-9; các tỉnh/thành phố Hải Phòng, Bắc Giang, Lạng Sơn có gió giật cấp 7-8. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Ở Bắc Bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to; riêng khu vực Đông Bắc và vùng núi, trung du Bắc Bộ có mưa to đến rất to.

Trên các sông suối vùng núi phía Bắc có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ với biên độ lên từ 2-3m. Nguy cơ cao xuất hiện lũ ống, lũ quét và sạt lở đất ở các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 16 giờ ngày 24/6, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,6 độ Vĩ Bắc; 106,7 độ Kinh Đông, trên khu vực vùng núi Cao Bằng. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 40km một giờ).

Ở khu vực Đông Bắc và vùng núi, trung du Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to đến rất to.

Khẩn trương kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh, trú

Ngày 23/6, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai – Ủy ban quốc gia về tìm kiếm cứu nạn vừa có Công điện số 06 gửi Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa, các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng,  Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công An, Quốc phòng, Giao thông Vận tải, Công Thương, Ngoại giao.

Công điện nêu rõ, để chủ động đối phó với diễn biến mới của bão, Ban Chỉ đạo TWPCTT – Ủy ban Quốc gia TKCN đề nghị Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố, các Bộ chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung sau:

Thực hiện nghiêm túc nội dung Công điện số 05/CĐ-TW ngày 22/6/2015 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai – Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn.

Khẩn trương kêu gọi các tàu, thuyền đang hoạt động trong Vịnh Bắc Bộ, đặc biệt là các phương tiện hoạt động ở phía Bắc vịnh Bắc Bộ vào nơi trú, tránh bão; hướng dẫn, sắp xếp việc neo đậu đảm bảo an toàn đối với các các tàu thuyền đã về bờ; các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng chủ động cấm biển, không cho tàu thuyền ra khơi (kể cả tàu vận tải và tàu du lịch).

Triển khai phương án đảm bảo an toàn cho người sinh sống ven biển, trên các đảo, các lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản; đảm bảo an toàn các hầm lò, cầu tầu, bến cảng, các khu du lịch. Tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo chằng chống nhà cửa, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở những khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.

Sẵn sàng sơ tán dân

Các tỉnh miền núi phía Bắc: Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ trên địa bàn, cảnh báo thông tin kịp thời và chuẩn bị sẵn sàng phương án sơ tán dân ở các điểm có nguy cơ lũ quét, sạt lở bờ sông, suối, sạt lở núi, khu vực hầm lò khai thác khoáng sản; Triển khai phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa; Tổ chức kiểm soát người qua lại tại các khu vực ngầm, đường bị ngập, đò ngang, đò dọc để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.

Các Bộ, ngành theo chức năng chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với các địa phương khẩn trương triển khai thực hiện các phương án phòng chống bão, lũ; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để tổ chức ứng cứu khi có yêu cầu.

Tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ, chỉ đạo kịp thời các biện pháp phòng, chống lũ, nắm vững thông tin, thường xuyên báo cáo về Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.

Quảng Ninh: Khẩn trương ứng phó bão số 1

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Ninh vừa có công điện khẩn gửi UBND các địa phương, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam về chủ động các biện pháp đối phó với cơn bão số 1.

Theo đó, để chủ động đối phó với Cơn bão số 1, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh yêu cầu UBND các địa phương, đặc biệt là các huyện Cô Tô, Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Vân Đồn và các đơn vị triển khai thực hiện một số nội dung sau:

Thông báo rộng rãi và yêu cầu tàu thuyền còn đang ở trên vùng biển phía Đông vịnh Bắc Bộ khẩn trương di chuyển theo hướng Tây Nam hướng về đất liền hoặc về những nơi trú tránh an toàn gần nhất.

Các thuyền viên trên tàu nhất thiết phải mặc áo phao và chuẩn bị sẵn các loại phao cứu hộ có sẵn trên tàu để sử dụng khi cần thiết.

Hoàn lưu trước và sau bão có thể gây mưa to đến rất to, yêu cầu các địa phương rà soát và khẩn trương triển khai ngay các phương án đề phòng lũ quét và sạt lở đất.

Thành phố Móng Cái cần hết sức lưu ý phương án đảm bảo an toàn cho tàu thuyền, bè mảng trên sông biên giới và sông Ka Long.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh duy trì lực lượng trực ban cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng làm nhiệm vụ khi có yêu cầu.

Tổ chức trực ban nghiêm túc, báo cáo kết quả triển khai về Văn phòng BCH Phòng chống thiên tai và tìm kiến cứu nạn tỉnh.

* Hồi 16 giờ ngày 22/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 110,8 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam khoảng 100km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 10-11. Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai – Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cũng vừa có công điện số 05/CĐ-TW chỉ đạo phòng, chống cơn bão này.

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn TW, trong 24 giờ tới, bão số 1 di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km. Đến 16 giờ ngày 23/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,3 độ Vĩ Bắc; 109,3 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Nam bán đảo Lôi Châu. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là khoảng từ 60 đến 75km một giờ), giật cấp 9-10.

Do ảnh hưởng của bão, đêm nay vùng biển giữa quần đảo Hoàng Sa và đảo Hải Nam còn có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 9-10, sóng biển cao 3-5 mét. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Từ ngày mai (23/6), vùng biển phía Bắc vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, đi vào đất liền Trung Quốc và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là một vùng áp thấp.

Đến 16 giờ ngày 24/6, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 23,0 độ Vĩ Bắc; 107,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông Nam tỉnh Quảng Tây. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 40km một giờ).

Từ đêm mai (23/6), ở các tỉnh Đông Bắc Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Trên các sông suối vùng núi phía Bắc có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ với biên độ lên từ 2-3m. Nguy cơ cao xuất hiện lũ ống, lũ quét và sạt lở đất ở các tỉnh: Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 và có mưa rào, dông mạnh. Sóng biển cao 2-4 mét. Biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa bão

Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai – Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn vừa có công điện số 05/CĐ-TW gửi tới Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình và các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các Bộ: NNPTNT, Quốc phòng, GTVT, Công Thương, Ngoại giao.

Công điện nêu rõ, để chủ động đối phó với diễn biến mới của bão, Ban Chỉ đạo TWPCTT – Ủy ban Quốc gia TKCN đề nghị Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố, các Bộ chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, điều chỉnh khu vực nguy hiểm trên biển trong 24 giờ tới bao gồm: Khu vực Bắc vịnh Bắc bộ, vùng biển giới hạn từ Kinh tuyến 108 đến Kinh tuyến 113 và phía Bắc Vĩ tuyến 18.

Thứ hai, đối với các tỉnh Đông Bắc Bắc bộ và miền núi phía Bắc: Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ; cảnh báo dân cư sống ở vùng ven sông, suối, hạ lưu các hồ, đập, vùng trũng, thấp, chủ động phương án phòng ngừa, ứng phó, đảm bảo an toàn cho các hồ đập và đề phòng lũ quét, sạt lở đất.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nội dung tại công điện số 04/CĐ-TW ngày 21/6/2015, thường xuyên tổng hợp tình hình mưa, bão và báo cáo về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.

Sẵn sàng cứu nạn, cứu hộ

Trước đó, ngày 21/6, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai – Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn tiếp tục có Công điện số 04 đề nghị Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận, các Bộ: NNPTNT, Quốc phòng, GTVT, Ngoại giao chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 1 với một số nội dung:

Thông báo cho các chủ phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của bão để chủ động phòng, tránh; thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm.

Khu vực nguy hiểm trong 24h tới được xác định là vùng biển từ Kinh tuyến 109 đến 113, phía Bắc Vĩ tuyến 15 và sẽ được điều chỉnh tùy theo diễn biến của bão.

Theo dõi, kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu, thuyền. Giữ thông tin liên lạc thường xuyên với các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để ứng phó khi có yêu cầu; Tổ chức trực ban nghiêm túc và thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn.

* Hồi 14 giờ ngày 22/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc; 110,9 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam khoảng 100km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là khoảng từ 75 đến 90km một giờ), giật cấp 10-11.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km. Đến 13 giờ ngày 23/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc; 110,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Nam bán đảo Lôi Châu. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là khoảng từ 60 đến 75km một giờ), giật cấp 9-10.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển giữa quần đảo Hoàng Sa và đảo Hải Nam có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 10-11, sóng biển cao 3-5 mét. Biển động rất mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, đi vào vùng biển phía Đông Bắc vịnh Bắc Bộ, sau đó đi vào đất liền Trung Quốc và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

Đến 13 giờ ngày 24/6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 22,5 độ Vĩ Bắc; 108,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông Nam tỉnh Quảng Tây. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là khoảng từ 40 đến 50km một giờ), giật cấp 7-8.

Do ảnh hưởng của bão, từ ngày mai (23/6) vùng biển Đông Bắc vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6–7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Ở các tỉnh Đông Bắc Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc từ đêm mai có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp.

Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 và có mưa rào, dông mạnh. Sóng biển cao 2-4 mét. Biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

Do ảnh hưởng của bão số 1, từ đêm mai 23 đến 24 tháng 6 , khu vực Đông Bắc Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc sẽ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.

Trên các sông suối vùng núi phía Bắc có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ với biên độ lên từ 2-3m.

Lũ ống, lũ quét và sạt lở đất có nguy cơ cao xảy ra ở các tỉnh vùng núi phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh: Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang.

* Hồi 10 giờ ngày 22/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,9 độ Vĩ Bắc; 111,1 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam khoảng 170km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là khoảng từ 75 đến 90km một giờ), giật cấp 10-11.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km. Đến 10 giờ ngày 23/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,3 độ Vĩ Bắc; 110,3 độ Kinh Đông, trên khu vực ven biển phía Nam bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (tức là khoảng từ 60 đến 90km một giờ), giật cấp 10-11.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển giữa quần đảo Hoàng Sa và đảo Hải Nam có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 10-11, sóng biển cao 3-5 mét. Biển động rất mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, đi qua vùng biển phía Đông Bắc Vịnh Bắc Bộ, sau đó đi vào đất liền Trung Quốc và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

Đến 10 giờ ngày 24/6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 22,6 độ Vĩ Bắc; 108,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (tức là khoảng từ 40 đến 60km một giờ), giật cấp 8-9.

Do ảnh hưởng của bão, từ ngày mai (23/6) vùng biển Đông Bắc vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6–7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Ở các tỉnh Đông Bắc Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc từ đêm mai có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp.

Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 và có mưa rào, dông mạnh. Sóng biển cao 2-4 mét. Biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

* Hồi 8 giờ ngày 22/6, vị trí tâm bão ở trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 180km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là khoảng từ 75 đến 90km một giờ), giật cấp 10-11.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km. Đến 7 giờ ngày 23/6, vị trí tâm bão ở trên khu vực ven biển phía Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (tức là khoảng từ 60 đến 90km một giờ), giật cấp 10-11.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển giữa quần đảo Hoàng Sa và đảo Hải Nam (Trung Quốc) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 10-11, sóng biển cao 3-5 mét. Biển động rất mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, đi qua vùng biển phía Đông Bắc vịnh Bắc Bộ, sau đó đi vào đất liền Trung Quốc và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 7 giờ ngày 24/6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trên khu vực phía Đông Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (tức là khoảng từ 40 đến 60km một giờ), giật cấp 8-9.

Do ảnh hưởng của bão, từ ngày mai (23/6) vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ có gió mạnh dần lên cấp 5, có lúc cấp 6, riêng vùng biển phía Đông Bắc mạnh cấp 6–7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Theo báo cáo của Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy PCLB, TKCN, Bộ đội Biên phòng, tính đến 6h30 ngày 22/6, Biên phòng các tỉnh, thành phố tuyến biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng đã thông báo, kiểm đếm và hướng dẫn cho 60.195 phương tiện, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản/276.245 người biết diễn biến, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh.

Thế Phong

Ở các tỉnh Đông Bắc Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc từ đêm mai có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp.

Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 và có mưa rào, dông mạnh. Sóng biển cao 2-4 mét. Biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

* Hồi 04 giờ ngày 22/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 111,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là khoảng từ 75 đến 90km một giờ), giật cấp 10-11.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10km. Đến 04 giờ ngày 23/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,9 độ Vĩ Bắc; 110,8 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là khoảng từ 75 đến 90km một giờ), giật cấp 10-11.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa và phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc) có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9, giật cấp 10-11, sóng biển cao 3-5 mét. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 04 giờ ngày 24/6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 22,1 độ Vĩ Bắc; 109,6 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (tức là khoảng từ 50 đến 60km một giờ), giật cấp 8-9.

Vùng biển phía Đông vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 5, sau tăng lên cấp 6, giật cấp 7 – 8. Biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

Các tỉnh vùng núi Đông Bắc và Việt Bắc có khả năng mưa lớn diện rộng.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km và tiếp tục suy yếu thêm.

Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 và có mưa rào, dông mạnh. Sóng biển cao 2-4 mét. Biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

* Theo bản tin phát lúc 21h00 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 20 giờ ngày 21/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 111,4 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (tức là khoảng từ 60 đến 90km một giờ), giật cấp 10-11.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10km. Đến 19 giờ ngày 22/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 110,9 độ Kinh Đông, trên bờ biển phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là khoảng từ 75 đến 90km một giờ), giật cấp 10-11.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển quần đảo Hoàng Sa và vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 10-11, sóng biển cao 3–5 mét. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km. Đến 19 giờ ngày 23/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,5 độ Vĩ Bắc; 110,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là khoảng từ 60 đến 75km một giờ), giật cấp 9-10.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 10-11, sóng biển cao 3–5 mét. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km và suy yếu dần.

Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 và có mưa rào, dông mạnh. Sóng biển cao 2-4 mét. Biển động. Trong cơn dông có lốc xoáy.

Đường đi và vị trí cơn bão. Ảnh: nchmf.gov.vn (click vào ảnh để xem chi tiết).
* Hồi 16h ngày 21/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,6 độ Vĩ Bắc; 111,4 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là khoảng từ 60 đến 75 km/h), giật cấp 10-11.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10 km và mạnh dần lên cấp 9, giật cấp 10-11.

Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10 km. Đến 16h ngày 22/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 110,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là khoảng từ 75 đến 90 km/h), giật cấp 10-11.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 10-11, sóng biển cao 3-5 m. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Đến 16 giờ ngày 23/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,9 độ Vĩ Bắc; 110,0 độ Kinh Đông, trên khu vực bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là khoảng từ 60 đến 75 km/h), giật cấp 9-10.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10, sóng biển cao 3-5 m. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km và suy yếu dần.

Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 và có mưa rào, dông mạnh. Sóng biển cao 2-4 mét. Biển động. Trong cơn dông có lốc xoáy.
Đường đi và vị trí cơn bão. Ảnh: nchmf.gov.vn (click vào ảnh để xem chi tiết).
Hồi 14h ngày 21/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,5 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là khoảng từ 60 đến 75 km/h), giật cấp 9-10.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10 km. Đến 13 giờ ngày 22/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,6 độ Vĩ Bắc; 111,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (tức là khoảng từ 60 đến 90 km một giờ), giật cấp 10-11.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 10-11, sóng biển cao 3-5 m. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Đến 13 giờ ngày 23/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc; 110,2 độ Kinh Đông, trên khu vực bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là khoảng từ 60 đến 75 km/h), giật cấp 9-10.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10, sóng biển cao 3-5 m. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km và suy yếu dần.

Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 và có mưa rào, dông mạnh. Sóng biển cao 2-4 m. Biển động. Trong cơn dông có lốc xoáy.

Đường đi và vị trí cơn bão. Ảnh: nchmf.gov.vn (click vào ảnh để xem chi tiết).

Hồi 10h ngày 21/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,1 độ Vĩ Bắc; 111,6 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là khoảng từ 60 đến 75 km một giờ), giật cấp 9-10.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Bắc, mỗi giờ đi được 10 km. Đến 10h ngày 22/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,1 độ Vĩ Bắc; 111,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 km về phía Bắc Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là khoảng từ 60 đến 75km một giờ), giật cấp 9-10.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10, sóng biển cao 3-5 m. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Đến 10 giờ ngày 23/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,3 độ Vĩ Bắc; 110,5 độ Kinh Đông, trên phía Nam bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (tức là khoảng từ 60 đến 90 km một giờ), giật cấp 10-11.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10, sóng biển cao 3-5 m. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km và suy yếu dần.

Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 và có mưa rào, dông mạnh. Sóng biển cao 2-4 m. Biển động. Trong cơn dông có lốc xoáy.

* Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết: tính đến 6h ngày 21/6, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa đã thông báo và hướng dẫn cho tổng số 22.651 tàu với 96.430 lao động biết vị trí, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 1 để chủ động phòng tránh.

Hiện tại, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và các tỉnh, thành phố đang tiếp tục kiểm đếm tàu thuyền hoạt động trên biển.

Để chủ động ứng phó, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn đã có công điện số 03/CĐ-TW hồi 10h30 ngày 20/6 điện Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận và các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc Phòng, Giao thông vận tải, Ngoại giao đề nghị theo dõi, kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển; thông báo cho các chủ phương tiện đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh.

Bộ Quốc phòng đã có điện số 08/TK lúc 15h00 ngày 20/6 chỉ đạo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Quân chủng Hải quân; Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển sẵn sàng triển khai các biện pháp ứng phó; Bộ Tham mưu Bộ đội Biên phòng cũng đã có công điện số 68/TK chỉ đạo biên phòng các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận và Hải đoàn Biên phòng 38, 48 theo dõi, thông báo cho các tàu, thuyền và sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn các tỉnh ven biển tổ chức trực ban theo dõi diễn biến và sẵn sàng ứng phó với bão. Các tỉnh, thành phố: Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận đã có công điện và thông báo cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn các cấp, ngành triển khai ứng phó với bão.

Đường đi và vị trí cơn bão. Ảnh: nchmf.gov.vn (click vào ảnh để xem chi tiết).
Theo bản tin phát lúc 5h của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, sáng nay (21/6), áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão có tên quốc tế là KUJIRA. Đây là cơn bão số 1 năm 2015 trên Biển Đông.

Hồi 8 giờ ngày 21/6, vị trí tâm bão số 1 ở vào khoảng 16,0 độ Vĩ Bắc; 111,7 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là khoảng từ 60 đến 75 km một giờ), giật cấp 9-10.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Bắc, mỗi giờ đi được 5-10km. Đến 07 giờ ngày 22/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,0 độ Vĩ Bắc; 111,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 190 km về phía Bắc Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là khoảng từ 60 đến 75 km một giờ), giật cấp 9-10.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10, sóng biển cao 3-5 m. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Đến 7 giờ ngày 23/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc; 110,5 độ Kinh Đông, trên phía Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (tức là khoảng từ 60 đến 90 km một giờ), giật cấp 10-11.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10, sóng biển cao 3-5 m. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km và suy yếu dần.

Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 và có mưa rào, dông mạnh. Sóng biển cao 2-4 m. Biển động. Trong cơn dông có lốc xoáy.
Đường đi và vị trí cơn bão. Ảnh: nchmf.gov.vn (click vào ảnh để xem chi tiết).

Theo bản tin phát lúc 5h của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, trong 6 giờ vừa qua, áp thấp nhiệt đới hầu như ít dịch chuyển và duy trì cường độ cấp 7.

Hồi 4 giờ ngày 21/6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (tức là khoảng từ 50 đến 60 km một giờ), giật cấp 8-9.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm theo hướng Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5-10km và có khả năng mạnh lên thành bão trên khu vực quần đảo Hoàng Sa.

Đến 4 giờ ngày 22/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 111,6 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là khoảng từ 60 đến 75 km một giờ), giật cấp 9-10.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới sau mạnh lên thành bão nên vùng biển quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10, sóng biển cao 3-5 m. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Đến 4 giờ ngày 23/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,7 độ Vĩ Bắc; 111,0 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là khoảng từ 60 đến 75 km một giờ), giật cấp 9-10.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10, sóng biển cao 3-5 m. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên khu vực giữa và Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 và có mưa rào, dông mạnh. Sóng biển cao 2-4 m. Biển động. Trong cơn dông có lốc xoáy.

Nguồn Chính phủ