Sáng nay (20/10), khai mạc Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XIII
Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIII dự kiến diễn ra trong 31 ngày làm việc và bế mạc vào 28/11.
Theo đó, sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Quốc hội sẽ nghe Báo cáo về “Tình hình kinh tế – xã hội năm 2015 và 5 năm 2011-2015; phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2016-2020 và năm 2016”.
Tiếp đó, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày Báo cáo thẩm tra đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2015 và khái quát kết quả 5 năm 2011-2015; kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2016.
Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIII dự kiến diễn ra trong 31 ngày làm việc |
Nội dung Báo cáo của Chính phủ tập trung đánh giá tình hình kinh tế- xã hội 9 tháng đầu năm, dự báo khả nang thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2016.
Với sự nỗ lực, cố gắng, quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, sự giám sát có hiệu quả của Quốc hội và của các đại biểu Quốc hội, sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, nền kinh tế tiếp tục phục hồi rõ nét; lạm phát được kiểm soát ở mức thấp; dự trữ ngoại tệ tăng nhanh, đạt mức cao nhất từ trước tới nay; mặt bằng lãi suất tương đối ổn định…
Tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng. sản xuất cong nghiệp, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cso mức tăng khá. Sản xuất nông nghiệp đã khắc phục khó khăn về thiên tai và thị trường, phát triển tương đối ổn định. Thu ngân sách nhà nước, nhất lfa thu nội địa đạt khá so với cùng kỳ…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế- xã hội vẫn còn nhiều khó khăn thách thức đòi hỏi các cấp các ngành phải nỗ lực khắc phục khó khăn, kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao năng lực phản ứng chính sách để chủ động ứng phó, khai thác mặt thuận lợi, phấn đấu và vượt các chỉ tiêu.
Tại cuộc họp báo công bố chương trình kỳ họp thứ 10 diễn ra ngày 19/10, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Quốc hội sẽ dành 19 ngày để thảo luận, xem xét thông qua 18 luật, 16 nghị quyết và cho ý kiến 8 dự án luật.
Nhằm tiếp tục triển khai thi hành và thể chế hoá Hiến pháp pháp 2013, tại kỳ họp này Quốc hội tập trung xem xết, thông qua các dự án luật quan trọng thuộc lĩnh vực tư pháp như hoạt động điều tra, công tố, kiểm sát, xét xử, thi hành án…
Đồng thời Quốc hội sẽ dành thời gian để thảo luận, cho ý kiến về nhiều đạo luật có liên quan đến quyền con người, quyền công dân theo đúng tinh thần của Hiến pháp 2013 nhằm hoàn thiện nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
Phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 10 vẫn diễn ra trong 2,5 ngày nhưng có đổi mới là chất vấn tổng thể chứ không chất vất riêng một lĩnh vực nào. Qua đó cho thấy các cam kết của Chính phủ và các thành viên Chính phủ trước Quốc hội đã được thực hiện như thế nào. Trên cơ sở đó đại biểu tiếp tục chất vấn về những điều đã làm được và tại sao có những việc chưa hoàn thành.
Một nội dung quan trọng nữa của kỳ họp là Quốc hội quyết định thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia, bầu Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Tổng thư ký Quốc hội, phê chuẩn Phó Chủ tịch và Uỷ viên Hội đồng bầu cử quốc gia; quyết định ngày bầu cử toàn quốc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp…/.
0 Bình luận
Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.