Cơn khát 100 năm

Biến đổi khí hậu khiến nước biển dâng cao, hàng loạt thủy điện mọc lên ở thượng nguồn sông Mekong, hạn hán do El Nino; những điều đó đã cộng hưởng tạo nên một cơn khát nước ngọt nặng nề nhất trong 100 năm qua ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. 

 3ha lúa của bà Thị Hui (ấp Giồng Ke, xã Bình Giang, huyện Hòn Đất, Kiên Giang) bị cháy vàng do mặn xâm nhập

Một cánh đồng lúa tại xã Tân Hưng, huyện Long Phú (Sóc Trăng) xơ xác bởi hạn và xâm nhập mặn. Tính tới thời điểm cuối tháng 2 tỉnh Sóc Trăng đã có khoảng 11.000ha lúa bị thiệt hại và tỉnh vừa công bố tình trạng thiên tai – Ảnh: Chí Quốc

 

 

Lúa bị nhiễm mặn ở xã Bình Giang, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) bị cháy lá, hạt lép, gần như hỏng hết – Ảnh: Chí Quốc

Bông lúa lép hư hại do nhiễm mặn ở huyện Hòn Đất, Kiên Giang – Ảnh: Chí Quốc

Hơn 2ha lúa của ông Nguyễn Văn Nhà (ấp Vĩnh Tân, xã Vĩnh Thắng, huyện Gò Quao, Kiên Giang) bị thiệt hại hoàn toàn bởi nhiễm mặn. Ông Nhà tự cứu mình bằng cách be bờ chuyển sang nuôi tôm – Ảnh: Hữu Khoa

Chị Danh Thị Bảy (ấp Giồng kè, xã Bình Giang, huyện Hòng Đất, Kiên Giang) bật khóc khi 3ha đất trồng lúa , bỏ vốn gần 50 triệu đồng, thu hoạch chỉ được khoảng 7 triệu đồng – Ảnh: Chí Quốc

Gần 1ha dất của gian đình ông Nguyễn Văn thao (xã Vĩnh Thắng, huyện Gò Quao, Kiên Giang) không thể xuống giống vì nước nhiễm phèn và nhiễm mặn kết tủa thành lớp dày trên mặt ruộng – Ảnh: Hữu Khoa

Tranh thủ thời điểm có nước ngọt, chính quyền thị xã Giá Rai đã bố trí 12 máy bơm ở bốn con đập (mỗi đập 3 máy bơm) để bơm nước suốt ngày từ kênh trục chính vào kênh nội đồng để cứu hơn 6.000 ha lúa của nông dân đang được khoảng 60 ngày tuổi – Ảnh: Chí Quốc

Vất vả tìm nước ngọt tại huyện Phước Long, Bạc Liêu – Ảnh: Chí Quốc

Anh Nguyễn Văn Khang (ấp 5, xã An Hiệp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) đào một giếng sâu khổng lồ trước nhà để tìm nguồn nước ngọt – Ảnh: Hữu Khoa

Anh Nguyễn Thanh Long ở xã An Hiệp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre tìm được một mạch nước ngầm vừa dùng để sinh hoạt gia đình vừa bán cho bà con xung quanh – Ảnh: Hữu Khoa

Gần 1ha lúa đông xuân của ông Nguyễn Văn Nhân (ấp 5, xã An Hiệp, huyện Ba Tri, Bến Tre) bị thiệt hại hoàn toàn, kiến ông phải cắt lúa về cho bò ăn – Ảnh: Hữu Khoa

Ông Nguyễn Hoàng Dương (ấp Nhị Cầm, xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân, Bạc Liêu) bên ruộng lúa vừa thu hoạch xong chỉ được vài chục bao do mặn quá cao – Ảnh: Chí Quốc

Để tiết kiệm nước ngọt, ông Lữ Văn Thành, xã Đông Thái, huyện An Biên, Kiên Giang phải tắm bằng nước mặn dưới kênh sau đó mới xối lại bằng ít nước ngọt. Nước tắm được ông hứng vào chiếc chậu lớn để dùng tưới cây – Ảnh: Khoa Nam

Huyện cù lao Tân Phú Đông, Tỉnh tiền Giang có khoảng 35.000 hộ dân. Vào thời điểm này nước ngọt tại đây không còn. Ao hồ, kênh mương cạn khô, đồng ruộng nứt nẻ. Trong ảnh: Cha con ông Phan Thành Bắc trên đường đi làm đồng về ghé nhà người quen xin được ít nước mưa về dùng – Ảnh: V.TR.

Từ giữa tháng 2-2016 đến nay, gần 200 công nhân Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang phải làm việc 24/24 giờ để lắp đặt gần 20km đường ống dẫn nước từ thị xã Gò Công đến xã Phước Trung và thị trấn Tân Hoà, huyện Gò Công Đông – Ảnh: V.TR.

Nguồn Báo Tuổi trẻ