Liệt sĩ Trường Sa, nở hoa hồn tổ quốc
Hôm nay (27.7), hơn 81 triệu đồng bào cả nước tri ân những người con đã ngã xuống vì tổ quốc. Trong hàng ngàn, hàng vạn liệt sĩ đã hy sinh, không thể không nhắc tới 64 liệt sĩ đã vĩnh viễn nằm lại biển sâu trên vùng biển đảo Cô Lin, Gạc Ma trong sự kiện “CQ-88” và 9 liệt sĩ hy sinh trên thềm lục địa phía nam tổ quốc.
Lễ tưởng niệm các liệt sĩ Trường Sa hy sinh trên vùng biển Cô Lin - Gạc Ma trong sự kiện “CQ-88”. Ảnh: TRẦN MẠNH TUẤN
Ngay sau đó anh đã ngã xuống, nhưng đảo Cô Lin vẫn trường tồn như tiền đồn thép giữa biển Đông. Lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân thêm một lần nữa lại tô thắm máu đào của 64 liệt sĩ. Tiếng nói của Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Phương sẽ mãi khắc sâu trong tâm khảm của triệu triệu người dân Việt Nam, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tiếng nói ấy không chỉ thể hiện khí phách anh hùng, mà còn là tư thế của người làm chủ thực sự biển đảo dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Đó là một tuyên ngôn bất tử về Trường Sa - tuyên ngôn của thế hệ trẻ hôm nay không sợ hy sinh gian khổ, quyết đem cả tính mạng của mình bảo vệ từng tấc đất, sải sóng thiêng liêng của tổ quốc.
Lịch sử là một dòng chảy liên tục, công lao những anh hùng liệt sĩ Trường Sa tạc vào tâm khảm của người dân Việt Nam. Thế hệ trẻ hôm nay có quyền tự hào về đức hy sinh quên mình của các liệt sĩ. Thế hệ trẻ hôm nay đang viết trang sử Trường Sa bằng tinh thần yêu nước mà tinh thần “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo” của Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Phương là cội nguồn sức mạnh. Tinh thần đó là ngọn lửa đấu tranh của người dân Việt Nam trước cái ác, cái phi nghĩa của các thế lực đang có mưu đồ xâm chiếm biển đảo Trường Sa của Việt Nam.
0 Bình luận
Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.