*** Trường Đại học Tiền Giang tổ chức Hội thảo khoa học cấp tỉnh. * Hải đội 2 Bộ đội Biên phòng Tiền Giang tổng kết công tác Biên phòng năm 2024. * Công an tỉnh Tiền Giang và Ngân hàng Nhà nước tỉnh Tiền Giang sơ kết 3 năm thực hiện quy chế phối hợp về việc kết nối hệ thống báo động 113 bảo vệ an ninh ngân hàng. * UBND thành phố Mỹ Tho tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang công nhận xã Thới Sơn đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu. * Sở Công thương tỉnh Tiền Giang tổ chức hội nghị bàn về cơ hội và thách thức đối với 1 số sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Tiền Giang trong giai đoạn mới. * UBND huyện Cái Bè tổ chức Lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang công nhận xã Mỹ Tân đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu. * Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh Tiền Giang phối hợp với Hội Nông dân huyện Cái Bè tổng kết mô hình bảo vệ môi trường nông thôn. * Ban Chỉ huy Quân sự huyện Châu Thành tổng kết công tác quốc phòng địa phương năm 2024. * Huyện Chợ Gạo tổ chức Phiên giao dịch việc làm lần 2 năm 2024. * UBND huyện Gò Công Tây tổ chức Lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang công nhận xã Bình Phú đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. * Liên đoàn Lao động huyện Cai Lậy tặng Mái ấm Công đoàn cho công đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn. * Đồng chí Đinh Văn Tấn – Phó Chủ tịch UBND huyện Cai Lậy giữ chức vụ Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy. * Huyện Tân Phước tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức về bình đẳng giới năm 2024. * Thiếu hụt nhân lực lĩnh vực phục hồi chức năng cho người bệnh tại Việt Nam. * Hà Tĩnh: Công an phá đường dây mua bán pháo nổ phát hiện thêm 3 khẩu súng. * Quảng Ngãi: Kỷ luật khiển trách Giám đốc Sở Khoa học công nghệ. * Nhiều tướng lĩnh, anh hùng, cựu chiến binh tham dự Hội thảo 60 năm Chiến thắng Bình Giã. * Bình Dương điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt. * Bà Tôn Ngọc Hạnh - Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam – 44 tuổi được điều động, chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước, trở thành Bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất nước. * Chưa đầy 1 năm đã có 11 người tử vong vì tai nạn giao thông trên cao tốc qua tỉnh Bình Thuận. * Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết. * Nhiếp ảnh gia đổ về Sa Pa săn ảnh mùa săn mây. * Các hoạt động dịch vụ chạy đua theo sân bay Long Thành. * Quảng Trị quy hoạch tái hiện khu đô thị quân sự của Chúa Nguyễn. * Sà lan đụng ghe chày lưới, 2 vợ chồng rơi xuống sông Đồng Nai, người vợ được cứu kịp thời, người chồng mất tích và tìm được thi thể sau đó. * Rộ tin cấp cao Triều Tiên bị thương do tên lửa Storm Shadow. * Ông Kim Jong Un: Mỹ đẩy bán đảo Triều Tiên đến bờ vực chiến tranh hạt nhân. * Thái Lan tuyên án tử hình người phụ nữ giết 14 người bằng Xyanua. * Ông Medvedev: Phương Tây xác định mục tiêu và dẫn đường cho các tên lửa của Ukraine đánh Nga. * Tình báo của Ukraine: Tên lửa mới của Nga vượt tốc độ 13.500 km/h. * Ông Trump chọn tỷ phú Scott Bessent làm Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Kỷ niệm trọng thể 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trường Chinh

Sáng 9/2, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, MTTQ Việt Nam tỉnh Nam Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trường Chinh (9/2/1907-9/2/2017).

Tham dự Lễ kỷ niệm có các đồng chí: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Trần Đại Quang; nguyên Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cùng nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đại diện các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước; các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đại diện gia đình, dòng họ, quê hương Tổng Bí thư Trường Chinh.

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự buổi Lễ. (Ảnh: HH)

Đọc diễn văn kỷ niệm, ôn lại cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Trường Chinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đoàn Hồng Phong nêu rõ: Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu, sinh ngày 9/2/1907 trong một gia đình trí thức yêu nước tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, một vùng quê có truyền thống hiếu học, “mỹ tục, thuần phong”. Ngay từ nhỏ, đồng chí đã có điều kiện thường xuyên tiếp xúc với các bậc đàn anh tham gia phong trào Đông Du, nghe bình văn yêu nước của các sỹ phu ủng hộ phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, lại tận mắt chứng kiến thực dân Pháp đàn áp dã man phong trào yêu nước… Đồng chí là một hạt giống đỏ được gieo mầm trên mảnh đất cách mạng và nhanh chóng trở thành một nhà cách mạng chân chính.

Năm 1940, tại Hội nghị Trung ương 7 khóa I của Đảng Cộng sản Đông Dương, đồng chí được cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, là quyền Tổng Bí thư. Năm 1941, tại Hội nghị Trung ương 8 khóa I, đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, kiêm Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, chủ bút tờ báo “Cờ giải phóng”, “Tạp chí Cộng sản”, Trưởng ban Công vận Trung ương. Năm 1943, đồng chí bị tòa án binh của thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt tại Hà Nội.

Ngày 09/3/1945, sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp, đồng chí đã chủ trì Hội nghị Thường vụ Trung ương ra Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Đến tháng 8/1945, đồng chí được Hội nghị toàn quốc của Đảng cử phụ trách Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng chí là một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh hoạch định đường lối kháng chiến kiến quốc.

Năm 1951, tại Đại hội lần thứ II của Đảng, đồng chí tiếp tục được bầu là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Năm 1958, đồng chí được cử làm Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học nhà nước.

Tại Đại hội lần thứ III của Đảng năm 1960, đồng chí là Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách công tác Quốc hội và công tác lý luận của Đảng. Cũng trong năm đó, đồng chí được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đồng chí đã cùng với tập thể Bộ Chính trị đề ra những quyết sách chiến lược quan trọng để cùng với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đi tới thắng lợi cuối cùng vào mùa Xuân năm 1975.


Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đoàn Hồng Phong đọc diễn văn kỷ niệm. (Ảnh: HH)

Dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, trên cương vị Tổng Bí thư của Đảng, từ năm 1941, cùng với Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, đồng chí Trường Chinh đã có nhiều quyết sách đúng đắn, sáng tạo, là một trong những người lãnh đạo kiệt xuất đã đưa cuộc Cách mạng tháng Tám đến thành công và đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi cuối cùng.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với các cương vị là Phó Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, rồi sau đó là Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đồng chí đã có những đóng góp to lớn, cùng với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chiến đấu kiên cường, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong công cuộc xây dựng đất nước, đồng chí Trường Chinh là “Tổng Bí thư của đổi mới”. Với tầm nhìn xa trông rộng, với tư duy lý luận sắc sảo, nhạy bén và kinh nghiệm thực tiễn sống động, đồng chí Trường Chinh đã sớm nhận rõ xu thế của thời đại, thực trạng của đất nước, yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân và chủ động đề xuất với Bộ Chính trị chủ trương đổi mới đất nước. Vang mãi trong lòng nhân dân ta lời phát biểu của đồng chí trong quá trình chuẩn bị Đại hội VI của Đảng: “Đối với nước ta, đổi mới là yêu cầu bức thiết, là vấn đề có tầm quan trọng sống còn”; “Quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đòi hỏi chúng ta phải đổi mới trên nhiều mặt: đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế, đổi mới phong cách làm việc, đổi mới tổ chức chính trị”. Đại hội VI đã đi vào lịch sử dân tộc ta với tư cách là Đại hội của Đổi mới, là cột mốc đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam. Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước sau hơn 30 năm đổi mới đã khẳng định tính đúng đắn của sự nghiệp đổi mới mà Tổng Bí thư Trường Chinh là người đề xuất và khởi xướng.

Ở đồng chí Trường Chinh, có thể thấy nhà chính trị, nhà tư tưởng, nhà lý luận, nhà hoạt động cách mạng đã hòa quyện vào nhau, bổ trợ cho nhau. Đồng chí còn là một nhà báo, nhà văn hóa, nhà thơ lớn có đạo đức cao đẹp, trái tim trong sáng, tri thức uyên thâm và hành vi mẫu mực. Đồng chí đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị như: “Vấn đề dân cày” (viết chung với đồng chí Võ Nguyên Giáp); “Chống chủ nghĩa cải lương”; “Chính sách mới của Đảng”; “Kháng chiến nhất định thắng lợi”; “Bàn về cách mạng Việt Nam”; “Nắm vững ba bài học lớn để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược”… Thông qua những tác phẩm đó, đồng chí Trường Chinh đã làm rõ và phát triển lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; vận dụng cụ thể vào hoàn cảnh của cách mạng Việt Nam, góp phần định ra đường lối chiến lược của Đảng, đóng góp quan trọng vào kho tàng lý luận của cách mạng Việt Nam.

Hàng loạt tác phẩm cùng các bài viết của đồng chí về văn hóa đã góp phần tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh những quan điểm đặc sắc, đúng đắn của Đảng ta về lĩnh vực văn hóa. Nổi bật nhất là những đóng góp của đồng chí trong quá trình soạn thảo Đề cương văn hoá Việt Nam; Báo cáo về Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam… Đây là cơ sở lý luận cho việc xây dựng và hình thành một nền văn hóa Việt Nam mới theo phương châm dân tộc, khoa học, đại chúng.

Là nhà báo cách mạng nổi tiếng, là cây bút xuất sắc của báo chí cách mạng Việt Nam, ngay từ thời kỳ Mặt trận Dân chủ, những bài báo của đồng chí Trường Chinh luôn có tính chiến đấu cao, có sức thuyết phục lớn, có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Đồng chí đã từng là chủ bút nhiều tờ báo quan trọng, tiếp đó là người lãnh đạo chịu trách nhiệm trực tiếp đối với các cơ quan ngôn luận của Đảng như “Cờ Giải phóng”, “Sự thật”, “Nhân dân”, “Tạp chí Cộng sản”… Đồng chí còn là một nhà thơ lớn với bút danh Sóng Hồng. Thơ của đồng chí luôn mang hơi thở của thời đại, có sức chiến đấu cao, có lòng nhân ái sâu sắc.

Bí thư Tỉnh ủy Nam Định, Đoàn Hồng Phong xúc động nêu rõ: Nam Định tự hào là quê hương đã sinh ra đồng chí Trường Chinh, một chiến sỹ cộng sản kiên cường, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng và cách mạng Việt Nam. Ghi nhớ và thực hiện những lời chỉ dẫn của đồng chí Trường Chinh, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống văn hiến anh hùng, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế – xã hội. Trong nhiệm kỳ qua: Quy mô kinh tế được mở rộng gấp hơn 2,5 lần; thu nhập bình quân đầu người tăng 2,7 lần; bộ mặt nông thôn đổi thay rõ rệt, xây dựng nông thôn mới đạt kết quả nổi bật với 73% số xã, thị trấn đạt tiêu chí nông thôn mới.

Một tiết mục văn nghệ tại Lễ kỷ niệm. (Ảnh: HH)

Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Hồng Phong cho biết: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Nam Định đang dồn sức tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, gắn với việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, với những hành động thiết thực để đạt được mục tiêu là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ; phát huy truyền thống văn hiến, anh hùng, sức mạnh đoàn kết toàn dân; tạo bước đột phá về phát triển kinh tế; phấn đấu đến năm 2020, Nam Định là tỉnh Nông thôn mới, có nền công nghiệp phát triển nhanh theo hướng hiện đại” và “Tập trung xây dựng, phát triển thành phố Nam Định, để từng bước trở thành trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng”.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, em Nguyễn Ngân Hà, học sinh lớp 12 Trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong, thay mặt thế hệ trẻ tỉnh Nam Định nguyện một lòng đi theo Đảng, noi gương Bác Trường Chinh và các thế hệ cha anh đi trước, đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuổi trẻ Nam Định tiếp tục nỗ lực hết mình, nêu cao tinh thần sáng tạo, xung kích, tình nguyện, biến ý chí, lòng khâm phục các vị tiền bối cách mạng và Tổng Bí thư Trường Chinh thành hành động cụ thể, không ngừng học tập rèn luyện, lao động sáng tạo, tham gia phát triển kinh tế – xã hội, vì cuộc sống cộng đồng… góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh./.

ĐCSVN

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*