Ngắm cầu Rồng phun lửa trước giờ khánh thành

      Cầu Rồng như một biểu tượng cho sức bật mới của thành phố Đà Nẵng, là điểm nhấn độc đáo làm cho dòng sông Hàn lung linh hơn mỗi tối.

Đúng dịp kỷ niệm 38 năm ngày giải phóng (29/3/1975-29/3/2013), thành phố Đà Nẵng khánh thành và đưa vào sử dụng 3 cây cầu bắc qua sông Hàn là Cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý và cầu Nguyễn Tri Phương.

Đến nay, Đà Nẵng đã có 8 chiếc cầu bắc qua dòng sông Hàn thơ mộng. Mỗi cây cầu là một tác phẩm nghệ thuật, chất chứa trong mình nét độc đáo riêng có.

Cầu Sông Hàn, một cây cầu được xây dựng bằng sự đồng thuận của lòng dân và cũng là biểu tượng, là dấu mốc của thành phố Đà Nẵng trên đường hội nhập.

Nơi con sông Hàn đổ ra biển lớn là cầu Thuận Phước vững chãi, hiên ngang.

Đặc biệt, dịp 29/3 này, người dân Đà thành háo hức mong được bước qua cầu Rồng – cây cầu như một biểu tượng cho sức bật mới của Đà Nẵng. Đó là cũng điểm nhấn độc đáo làm cho dòng sông Hàn thêm lung linh mỗi tối./.

Người dân thành phố Đà Nẵng háo hức chờ đợi thời khắc khánh thành cầu Rồng
Những công đoạn chiếu sáng cuối cùng đang được hoàn tất
Khởi công từ tháng 7/2009, cầu Rồng dài 666 m, rộng 37,5 m với 6 làn xe, phần lề dành cho người đi bộ mỗi bên rộng 2,5 m.
Tổng vốn đầu tư xây dựng cầu Rồng trên 1.700 tỷ đồng.
Theo thiết kế, phần hình dáng của thân rồng bằng thép dài khoảng 560 m, nặng hơn 9.000 tấn; đầu rồng cao 10 m so với mặt cầu, nặng 40 tấn.

Mắt rồng được thiết kế hình trái tim gắn với hệ thống đèn chiếu hiện đại.
Phần đầu rồng sẽ phun lửa vào ban đêm, phun nước vào ban ngày vào dịp cuối tuần và lễ hội.
Cầu Rồng vươn mình ra phía biển Đông
Cùng với cầu Rồng, dịp 29/3 này, cầu Trần Thị Lý cũng được khánh thành
Cầu Trần Thị Lý với kiến trúc dây văng một trụ tháp hình chữ I nghiêng…
…cũng là biểu tượng đặc trưng mới cho thành phố Đà Nẵng

 

Cây cầu mới này vẫn song hành cùng chiếc cầu cũ Nguyễn Văn Trỗi (hay còn gọi là cầu De Lattre, Trịnh Minh Thế)


Như vậy, đã có 8 cây cầu bắc qua sông Hàn và Đà Nẵng trở thành “thành phố của những cây cầu”