*** Trường Đại học Tiền Giang tổ chức Hội thảo khoa học cấp tỉnh. * Hải đội 2 Bộ đội Biên phòng Tiền Giang tổng kết công tác Biên phòng năm 2024. * Công an tỉnh Tiền Giang và Ngân hàng Nhà nước tỉnh Tiền Giang sơ kết 3 năm thực hiện quy chế phối hợp về việc kết nối hệ thống báo động 113 bảo vệ an ninh ngân hàng. * UBND thành phố Mỹ Tho tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang công nhận xã Thới Sơn đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu. * Sở Công thương tỉnh Tiền Giang tổ chức hội nghị bàn về cơ hội và thách thức đối với 1 số sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Tiền Giang trong giai đoạn mới. * UBND huyện Cái Bè tổ chức Lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang công nhận xã Mỹ Tân đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu. * Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh Tiền Giang phối hợp với Hội Nông dân huyện Cái Bè tổng kết mô hình bảo vệ môi trường nông thôn. * Ban Chỉ huy Quân sự huyện Châu Thành tổng kết công tác quốc phòng địa phương năm 2024. * Huyện Chợ Gạo tổ chức Phiên giao dịch việc làm lần 2 năm 2024. * UBND huyện Gò Công Tây tổ chức Lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang công nhận xã Bình Phú đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. * Liên đoàn Lao động huyện Cai Lậy tặng Mái ấm Công đoàn cho công đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn. * Đồng chí Đinh Văn Tấn – Phó Chủ tịch UBND huyện Cai Lậy giữ chức vụ Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy. * Huyện Tân Phước tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức về bình đẳng giới năm 2024. * Thiếu hụt nhân lực lĩnh vực phục hồi chức năng cho người bệnh tại Việt Nam. * Hà Tĩnh: Công an phá đường dây mua bán pháo nổ phát hiện thêm 3 khẩu súng. * Quảng Ngãi: Kỷ luật khiển trách Giám đốc Sở Khoa học công nghệ. * Nhiều tướng lĩnh, anh hùng, cựu chiến binh tham dự Hội thảo 60 năm Chiến thắng Bình Giã. * Bình Dương điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt. * Bà Tôn Ngọc Hạnh - Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam – 44 tuổi được điều động, chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước, trở thành Bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất nước. * Chưa đầy 1 năm đã có 11 người tử vong vì tai nạn giao thông trên cao tốc qua tỉnh Bình Thuận. * Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết. * Nhiếp ảnh gia đổ về Sa Pa săn ảnh mùa săn mây. * Các hoạt động dịch vụ chạy đua theo sân bay Long Thành. * Quảng Trị quy hoạch tái hiện khu đô thị quân sự của Chúa Nguyễn. * Sà lan đụng ghe chày lưới, 2 vợ chồng rơi xuống sông Đồng Nai, người vợ được cứu kịp thời, người chồng mất tích và tìm được thi thể sau đó. * Rộ tin cấp cao Triều Tiên bị thương do tên lửa Storm Shadow. * Ông Kim Jong Un: Mỹ đẩy bán đảo Triều Tiên đến bờ vực chiến tranh hạt nhân. * Thái Lan tuyên án tử hình người phụ nữ giết 14 người bằng Xyanua. * Ông Medvedev: Phương Tây xác định mục tiêu và dẫn đường cho các tên lửa của Ukraine đánh Nga. * Tình báo của Ukraine: Tên lửa mới của Nga vượt tốc độ 13.500 km/h. * Ông Trump chọn tỷ phú Scott Bessent làm Bộ trưởng Bộ Tài chính.

UNICEF: Hơn 180 triệu người trên thế giới đang thiếu nước uống

 Ngày 29/8, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) công bố số liệu thống kê cho thấy, có đến hơn 180 triệu người đang không được tiếp cận với các nguồn nước uống cơ bản tại các nước bị tác động bởi xung đột, bạo lực và bất ổn trên toàn thế giới.

Khi trẻ em không được tiếp cận với nguồn nước uống và các dịch vụ vệ sinh cơ bản thì tình trạng suy dinh dưỡng và dịch bệnh nguy hiểm là một hậu quả khó tránh khỏi. (Ảnh: playforwaternigeria.com)

Trong một báo cáo đưa ra nhân dịp Hội nghị “Tuần lễ Nước thế giới” (từ 27/8-1/9) đang diễn ra ở thủ đô Stockholm của Thụy Điển, ông Sanjay Wijesekera, người đứng đầu Chương trình nước, vệ sinh môi trường và vệ sinh toàn cầu của UNICEF (WASH) nêu rõ: “Sự tiếp cận của trẻ em đối với nước sạch và các dịch vụ vệ sinh, đặc biệt tại các khu vực xung đột và trong các tình huống khẩn cấp là một quyền lợi chứ không phải là một sự ưu tiên…Tại những quốc gia bị tác động bởi bạo lực, tình trạng di cư, xung đột và bất ổn, thì các phương tiện sinh tồn cơ bản nhất của trẻ em – là nước sạch – phải được ưu tiên”.

Quan điểm này cũng được Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) – Tiến sỹ Tedros Adhanom Ghebreyesus chia sẻ cách đây ít lâu với lập luận rằng: “Có một số yêu cầu cơ bản nhất đối với sức khỏe con người, và tất cả các nước trên thế giới có trách nhiệm bảo đảm rằng mọi người có thể tiếp cận với các yếu tố này”.

Theo một công trình nghiên cứu mới đây của UNICEF và WHO thì những người sống trong các hoàn cảnh “dễ bị tổn thương” lại phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn nước uống cơ bản cao gấp 4 lần so với các đối tượng khác. Cụ thể, trong tổng số 484 triệu người sinh sống tại các khu vực bất ổn vào năm 2015, thì có tới 183 triệu người thiếu các dịch vụ cung cấp nước uống cơ bản.

Báo cáo chung do UNICEF và WHO công bố cũng cho thấy, cứ 10 người thì có 3 người (tương đương với 2,1 tỷ người trên trái đất) thiếu sự tiếp cận với nguồn nước an toàn tại chính ngôi nhà của mình. Trong khi đó, cứ 10 người thì có 6 người (tương đương 4,5 tỷ người trên trái đất) thiếu các dịch vụ vệ sinh an toàn.

Do ảnh hưởng của cuộc xung đột kéo dài hơn 2 năm qua, người dân Yemen sinh sống tại các thành phố lớn đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nước sạch bởi các hệ thống cung cấp nước đã bị hư hỏng nặng và không được sửa chữa. Hiện có khoảng 15 triệu người dân Yemen không được tiếp cận thường xuyên với các nguồn nước sạch và thiếu dịch vụ vệ sinh cơ bản.

Trong khi đó, tình hình tại một quốc gia khác ở Trung Đông là Syria cũng không sáng sủa hơn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chính trị đã bước sang năm thứ 7 mà chưa có hồi kết. Theo số liệu thống kê, hiện đang có khoảng 15 triệu người dân Syria, với 6,4 triệu trẻ em trong số này đang thiếu nước sạch. Chưa kể tới việc nước sạch thường được sử dụng như một vũ khí trong các cuộc giao tranh giữa phe nổi dậy và lực lượng chính phủ. Chỉ tính riêng trong năm 2016, đã có khoảng 13 vụ phá hoại hệ thống cung cấp nước và đầu độc nguồn nước một cách có chủ đích tại Aleppo, Damascus, Hama, Raqqa và Dara.

Trong khi đó, tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột tại miền Đông Bắc Nigeria, có tới 75% nguồn nước sạch và hạ tầng vệ sinh đã bị hư hại hay phá hủy, khiến 3,6 triệu người lâm vào tình cảnh thiếu thốn các dịch vụ nước sạch cơ bản.

Chiến sự kéo dài tại Nam Sudan trong hơn 3 năm qua cũng khiến khoảng 50% điểm cấp nước trên khắp lãnh thổ quốc gia Đông Phi này bị hư hại, thậm chí là phá hủy hoàn toàn.

“Trong rất nhiều trường hợp, các hệ thống bảo đảm vệ sinh và cung cấp nước sạch đã trở thành mục tiêu bị tấn công, phá hoại hay thậm chí là bỏ mặc cho tới khi không còn sử dụng được. Khi mà trẻ em không còn nước sạch để uống và các hệ thống chăm sóc y tế bị phá hủy, thì tình trạng suy dinh dưỡng và dịch bệnh nguy hiểm như bệnh tả là một hậu quả khó tránh khỏi” – ông Wijesekera nói.

Dẫn chứng cho lập luận trên, UNICEF công bố số liệu cho thấy, tại Yemen, trẻ em chiếm tới hơn 53% trong tổng số hơn 500.000 ca nghi nhiễm dịch tả và bệnh tiêu chảy được ghi nhận. Trong khi đó, Somalia cũng đang phải đối mặt với một đợt bùng phát dịch tả với quy mô lớn nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, với gần 77.000 ca nghi nhiễm mắc tả/tiêu chảy. Nam Sudan cũng được biết đến là một nước từng phải đối mặt với dịch tả tồi tệ nhất, với hơn 19.000 ca nhiễm bệnh tính từ tháng 6/2016.

Theo số liệu thống kê mới nhất, hiện tại các khu vực bị nạn đói hoành hành tại vùng Đông Bắc Nigeria, Somalia, Nam Sudan và Yemen, thì có tới gần 30 triệu người, trong đó có 14,6 triệu trẻ em đang khẩn cấp cần tới nguồn nước an toàn. Nếu tình trạng không được cải thiện, tình trạng này sẽ khiến hơn 5 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng trong năm 2017, với 1,4 triệu ca trong số này được đánh giá ở mức độ nghiêm trọng./.

Nguồn ĐCSVN

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*