*** Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang tổ chức giám sát việc cung cấp và sử dụng nước sạch sinh hoạt cho người dân thành phố Gò Công. * Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Cai Lậy tổ chức lấy ý kiến người dân về sự hài lòng trong xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Hiệp Đức. * Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Tiền Giang tổ chức trao 100 phần quà trung thu và tập học cho Học sinh khó khăn của xã Tân Đông huyện Gò Công Đông. * Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang phát động trong hệ thống đóng góp hỗ trợ người dân bị thiệt hại do bão ở các tỉnh phía Bắc với tổng số tiền hơn 520 triệu đồng. * Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tân Phước tổ chức ngày hội sống xanh và hội thi tìm hiểu kiến thức bảo vệ môi trường. * Ban an toàn giao thông thị xã Cai Lậy tổ chức tuyên truyền về an toàn giao thông cho học sinh. * Phát huy truyền thống đoàn kết và đạo lý “Lá lành đùm lá rách”, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đề nghị các cơ quan, đoàn thể, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, các tổ chức tôn giáo, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia đóng góp ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục thiệt hại do bão lũ, thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tiền Giang. * Mức đóng góp cụ thể như sau: * Đối với cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước tham gia ủng hộ 1 ngày lương. * Người lao động, các tầng lớp Nhân dân, các tổ chức tôn giáo, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ủng hộ theo tinh thần tự nguyện, tùy theo khả năng. * Thời gian tiếp nhận: Từ ngày 11/9 đến ngày 29/9/2024. * Hình thức tiếp nhận đóng góp: * Bằng tiền mặt tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tiền Giang, địa chỉ số 02 Trương Định, phường 1, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, điện thoại liên hệ: 0273.3878.019. * Bằng chuyển khoản: Thông tin nhận chuyển khoản như sau: Tên đơn vị nhận tiền: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tiền Giang, Số tài khoản nhận tiền: 3713.0.1046597.00000 tại Kho bạc nhà nước tỉnh Tiền Giang. * Ban Vận động Quỹ Cứu trợ các huyện, thành phố, thị xã tiếp nhận kinh phí đóng góp tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp. * Áp thấp mạnh lên thành bão, tiến vào miền Trung, nhiều tỉnh miền Trung mưa trắng trời. * Bà Đặng Bích Hà – Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời ở tuổi 96. * Quảng Ngãi: Ăn cá nóc, chồng ngưng tim suýt chết, vợ ngộ độc nhập viên. * Triều Tiên phóng nhiều tên lửa đạn đạo ra biển. * Hàng loạt máy nhắn tin của Hezbollah phát nổ trong 1 ngày. * Hezbollah tuyên bố sẽ trừng phạt Israel. * Liên Hiệp quốc lo xung đột sẽ lan rộng khắp Lebanon sau vụ hàng loạt máy nhắn tin phát nổ. * Israel ngăn chặn được âm mưu ám sát quan chức quốc phòng cấp cao.

“Chính phủ nói không với tăng trần nợ công”

Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ khi giải trình về trách nhiệm của Chính phủ trong quản lý thu chi ngân sách, cơ cấu lại thu chi ngân sách và đảm bảo bền vững an toàn nợ công.

Sáng 16/11, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn đầu tiên tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, sau phần trả lời của Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã báo cáo thêm về việc quản lý thu chi ngân sách nhà nước gắn với bảo đảm an toàn bền vững nợ công giai đoạn từ nay tới năm 2020.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ phát biểu tại hội trường (Ảnh: KS)

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, đến năm 2015 nợ công của Việt Nam đã đến sát trần với 65%, dư nợ Chính phủ trên 55% vượt trần cho phép, tỷ lệ chi trả nợ vay là hơn 27%, cao hơn mức tiêu chuẩn quốc tế là 25%. Trong bối cảnh đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 đã xác định, giải quyết nợ công tăng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn 2016- 2020. Đây là nhiệm vụ kép vừa đảm bảo phát triển nhanh, bền vững, vừa phải giải quyết những yếu kém tích tụ nhiều năm qua.

“Nhiều thành viên của Chính phủ, đại biểu Quốc hội cũng như chuyên gia kinh tế đã khuyến cáo Chính phủ trình Trung ương và Quốc hội nới trần nợ công để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội và xóa đói giảm nghèo. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã tính toán kỹ và thấy rằng trần nợ công chỉ là một yếu tố và quan trọng là khả năng trả nợ. Tổng trả nợ từ ngân sách và vay để đảo nợ không được quá 25% so với tổng thu ngân sách. Vì vậy, Chính phủ nói không với tăng trần nợ công. Thay vào đó, Chính phủ và Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì xây dựng đề án cơ cấu lại thu chi ngân sách để bảo đảm an toàn nợ công và trình Bộ Chính trị”, Phó Thủ tướng cho biết.

Trên cơ sở Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị và các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ ban hành Nghị quyết 51 về chương trình hành động để thực hiện các giải pháp chủ yếu với vấn đề này. Theo đó, quan điểm đặt trong tổng thể ổn định kinh tế gắn với tăng trưởng; tiết kiệm chống lãng phí, coi tiết kiệm là quốc sách hàng đầu; giải quyết hài hoà vấn đề cấp bách trước mắt với vấn đề căn cơ lâu dài; siết chặt kỷ luật, kỷ cương ngân sách, tăng cường công khai minh bạch, và trách nhiệm giải trình nhất là với người đứng đầu; hạn chế và tiến tới xoá bỏ tình trạng xin – cho…

Về một số nhóm giải pháp chính, Phó Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ sẽ kiên định phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, tạo nguồn thu vững chắc cho ngân sách nhà nước. Đây được coi là giải pháp của mọi giải pháp. Đẩy mạnh cơ cấu nền kinh tế gắn với thay đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả cạnh tranh của nền kinh tế, phấn đấu phát triển nhanh và bền vững. “Chính phủ tán thành ý kiến đại biểu Quốc hội rằng vay không quan trọng mà quan trọng là hiệu quả sử dụng vốn vay. Việt Nam tập trung đầu tư phát triển nhanh để không thể tụt lại đối với các nước trong khu vực và thế giới nhưng đồng thời phải phát triển bền vững trên ba trụ cột kinh tế- xã hội và môi trường”, Phó Thủ tướng khẳng định.

Cùng với đó là việc tập trung cơ cấu lại thu chi ngân sách nhà nước, tăng cường quản lý nợ công, bảo đảm an toàn bền vững nền tài chính quốc gia theo hướng: Hoàn thiện chính sách thu, hướng tới bao quát các nguồn thu, mở rộng cơ sở thuế, chống xói mòn cơ sở thuế, tăng cường chống thất thu gian lận thuế bao gồm nợ đọng thuế để tăng thu hơn là tăng thuế suất. Phó Thủ tướng cho rằng, cần giảm thuế để bồi dưỡng nguồn thu, đi sâu vào mở rộng cơ sở thuế và chống xói mòn cơ sở thuế, nhất là quản lý chứng từ hoá đơn và quản lý khu vực kinh tế phi chính thức để có nguồn thu lâu dài. Trong chống gian lận thuế với khối doanh nghiệp FDI, phải đẩy mạnh hơn việc chống chuyển giá, thực hiện cơ chế đăng ký giá trước theo luật quản lý thuế. Với thuế nội địa thì tăng cường quản lý kinh tế phi chính thức, tăng cường chế độ hoá đơn điện tử, quản lý chặt chẽ thuế ngoài quốc doanh. Hiện nay, Chính phủ tiếp tục hoàn thiện và trình Quốc hội sửa Luật Quản lý nợ công, bảo đảm công cụ chính sách chỉ tiêu giám sát nợ công, tập trung cơ cấu lại nợ công theo hướng tăng tỷ trọng nợ trong nước và giảm nợ nước ngoài để giảm rủi ro về mặt tỷ giá.

Nguồn ĐCSVN

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*