*** Trường Đại học Tiền Giang tổ chức Hội thảo khoa học cấp tỉnh. * Hải đội 2 Bộ đội Biên phòng Tiền Giang tổng kết công tác Biên phòng năm 2024. * Công an tỉnh Tiền Giang và Ngân hàng Nhà nước tỉnh Tiền Giang sơ kết 3 năm thực hiện quy chế phối hợp về việc kết nối hệ thống báo động 113 bảo vệ an ninh ngân hàng. * UBND thành phố Mỹ Tho tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang công nhận xã Thới Sơn đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu. * Sở Công thương tỉnh Tiền Giang tổ chức hội nghị bàn về cơ hội và thách thức đối với 1 số sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Tiền Giang trong giai đoạn mới. * UBND huyện Cái Bè tổ chức Lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang công nhận xã Mỹ Tân đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu. * Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh Tiền Giang phối hợp với Hội Nông dân huyện Cái Bè tổng kết mô hình bảo vệ môi trường nông thôn. * Ban Chỉ huy Quân sự huyện Châu Thành tổng kết công tác quốc phòng địa phương năm 2024. * Huyện Chợ Gạo tổ chức Phiên giao dịch việc làm lần 2 năm 2024. * UBND huyện Gò Công Tây tổ chức Lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang công nhận xã Bình Phú đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. * Liên đoàn Lao động huyện Cai Lậy tặng Mái ấm Công đoàn cho công đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn. * Đồng chí Đinh Văn Tấn – Phó Chủ tịch UBND huyện Cai Lậy giữ chức vụ Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy. * Huyện Tân Phước tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức về bình đẳng giới năm 2024. * Thiếu hụt nhân lực lĩnh vực phục hồi chức năng cho người bệnh tại Việt Nam. * Hà Tĩnh: Công an phá đường dây mua bán pháo nổ phát hiện thêm 3 khẩu súng. * Quảng Ngãi: Kỷ luật khiển trách Giám đốc Sở Khoa học công nghệ. * Nhiều tướng lĩnh, anh hùng, cựu chiến binh tham dự Hội thảo 60 năm Chiến thắng Bình Giã. * Bình Dương điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt. * Bà Tôn Ngọc Hạnh - Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam – 44 tuổi được điều động, chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước, trở thành Bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất nước. * Chưa đầy 1 năm đã có 11 người tử vong vì tai nạn giao thông trên cao tốc qua tỉnh Bình Thuận. * Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết. * Nhiếp ảnh gia đổ về Sa Pa săn ảnh mùa săn mây. * Các hoạt động dịch vụ chạy đua theo sân bay Long Thành. * Quảng Trị quy hoạch tái hiện khu đô thị quân sự của Chúa Nguyễn. * Sà lan đụng ghe chày lưới, 2 vợ chồng rơi xuống sông Đồng Nai, người vợ được cứu kịp thời, người chồng mất tích và tìm được thi thể sau đó. * Rộ tin cấp cao Triều Tiên bị thương do tên lửa Storm Shadow. * Ông Kim Jong Un: Mỹ đẩy bán đảo Triều Tiên đến bờ vực chiến tranh hạt nhân. * Thái Lan tuyên án tử hình người phụ nữ giết 14 người bằng Xyanua. * Ông Medvedev: Phương Tây xác định mục tiêu và dẫn đường cho các tên lửa của Ukraine đánh Nga. * Tình báo của Ukraine: Tên lửa mới của Nga vượt tốc độ 13.500 km/h. * Ông Trump chọn tỷ phú Scott Bessent làm Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Hát Xoan Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Vào lúc 10h51’ (theo giờ Hàn Quốc, tức 8h51’ giờ Việt Nam) ngày 8/12, tại đảo Jeju, Hàn Quốc, Kỳ họp của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO 2003 về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 12 đã nhất trí đưa Di sản “Hát Xoan Phú Thọ” ra khỏi danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và chuyển sang danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Trình diễn Hát Xoan Phú Thọ.

Hát Xoan Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO ghi danh trong danh sách cần bảo vệ khẩn cấp của UNESCO năm 2011. Sau 6 năm thực hiện nghiêm túc các cam kết với UNESCO, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ và sự hỗ trợ của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, tỉnh Phú Thọ đã xây dựng hồ sơ trình UNESCO.

Tại Kỳ họp lần thứ 12 này, các quốc gia thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước UNESCO 2003 đã đánh giá cao quá trình bảo tồn, phát huy di sản của tỉnh Phú Thọ và ủng hộ đặc cách để Hồ sơ Hát Xoan là trường hợp đầu tiên được chuyển từ danh sách di sản văn hóa cần bảo vệ khẩn cấp sang ghi danh tại danh sách di sản văn hóa đại diện của nhân loại.

Đây là kết quả của công tác chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng của cộng đồng, chính quyền tỉnh Phú Thọ, sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sự hợp tác quốc tế chặt chẽ giữa Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam với UNESCO cùng các nước trong Ủy ban Công ước 2003. Hát Xoan Phú Thọ đã được các cơ quan chuyên môn của UNESCO đánh giá đáp ứng được 5 tiêu chí để được công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.

Với việc ghi danh 2 di sản Bài Chòi và Hát Xoan, đến nay Việt Nam đã có 12 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Việc ghi danh này có ý nghĩa quan trọng, góp phần quảng bá hiệu quả nền văn hóa phong phú, đa dạng của dân tộc Việt Nam, khẳng định cam kết của Việt Nam đối với việc nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng đối với việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, di sản của Việt Nam và thể hiện sự đóng góp tích cực của Việt Nam đối với tổ chức UNESCO.

Cũng như các di sản phi vật thể đã được ghi nhận trước đây, hai di sản được công nhận lần này tạo thêm điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa ở các địa phương được ghi danh cũng như trên phạm vi cả nước. Đây cũng là vinh dự to lớn, nhưng trách nhiệm cũng rất nặng nề trong việc nâng cao nhận thức của người dân, tạo thêm động lực để cộng đồng và các địa phương tiếp tục gìn giữ, phát huy di sản trong đời sống xã hội, kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, góp phần vào việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao vị thế và hình ảnh của đất nước trên thế giới.

hat xoan

Hát xoan Phú Thọ

Hát Xoan còn được gọi là Khúc môn đình (hát cửa đình), là lối hát thờ thần, tương truyền có từ thời các vua Hùng. Thuở xa xưa, người Văn Lang tổ chức các cuộc hát Xoan vào mùa xuân để đón chào năm mới. Có 3 hình thức hát xoan: Hát thờ cúng các vua Hùng và Thành hoàng làng; hát nghi lễ cầu mùa tốt tươi, cầu sức khỏe; hát lễ hội là hình thức để nam nữ giao duyên.

Theo sử sách ghi lại thì hát Xoan đã tồn tại hơn 2.000 năm, là di sản văn hóa dân gian hết sức quý báu. Các làn điệu Xoan cổ đều được bắt nguồn từ những làng cổ nằm ở địa bàn trung tâm bộ Văn Lang thời các vua Hùng dựng nước. Gốc của hát Xoan ở vùng Phú Thọ, sau đó lan tỏa tới các làng quê thuộc đôi bờ sông Lô, sông Hồng, qua cả tỉnh Vĩnh Phúc. Bốn phường Xoan cổ là An Thái, Phù Đức, Kim Đới và Thét nằm ở 2 xã Kim Đức và Phương Lâu (Phú Thọ).

Ca nhạc của Xoan là ca nhạc biểu diễn với đầy đủ các dạng thức nhạc hát: Hát nói, hát ngâm, ngâm thơ và ca khúc; có đồng ca nữ, đồng ca nam, tốp ca, đối ca, hát đa thanh, hát đuổi, hát đan xen, hát có lĩnh xướng và hát đối đáp. Về sắc thái âm nhạc, nhạc Xoan vừa có những giọng nghiêm trang, thong thả vừa có những điệu dồn đuổi khỏe mạnh, lại có những giọng duyên dáng, trữ tình.

hat xoan1

Hát Xoan thường được biểu diễn vào mùa xuân. Khi đó, các phường Xoan ở tỉnh Phú Thọ lần lượt khai xuân ở đình, miếu ngay từ mùng một Tết đầu năm. Buổi sáng các ngày Tết, phường Xoan làng nào hát ở đình làng ấy, tới chiều tối, các phường Xoan lại họp lại với nhau lần lượt hát ở đình, miếu như sau: mùng một, hát ở đình Cả và miếu Cấm làng An Thái (xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì); mùng hai, hát ở đình Đơi làng Kim Đới; mùng ba, hát ở miếu Lãi Lèn làng Phù Đức; mùng bốn, hát ở đình Thét làng Thét (xã Kim Đức, thành phố Việt Trì). Vào ngày mùng 5, thường hát ở đền Hùng (xã Hy Cương, thành phố Việt Trì). Thời điểm hát được quy định tại một điểm hát nhất định, mỗi “phường” chọn một vị trí cửa đình.

Ngoài ra, Hát Xoan còn được trình diễn tại Lễ hội đền Hùng tại Phú Thọ, diễn ra từ ngày 5-10/3 Âm lịch hàng năm. Vào ngày giỗ Tổ, cũng là ngày chính hội (10/3 Âm lịch) có tiến hành nghi lễ hát thờ (tục gọi là hát Xoan). Đây là một lễ thức rất quan trọng và độc đáo. Ngoài ra, trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, thường liên tục có các chương trình hát Xoan làng cổ phục vụ du khách thập phương hành hương về đất Tổ.

Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Trước đó, lúc 17 giờ 10 phút giờ địa phương (15 giờ 10 phút giờ Việt Nam) ngày 7/12, tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 12 của UNESCO, di sản Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

baichoi
Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ. Ảnh: Tổng cục Du lịch.

Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam (ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Đà Nẵng) là một loại hình nghệ thuật đa dạng kết hợp âm nhạc, thơ ca, diễn xuất, hội họa và văn học.

Bài Chòi có hai hình thức chính “Chơi Bài Chòi” và “Trình diễn Bài Chòi”. Chơi Bài Chòi liên quan đến một trò chơi thẻ bài trong chòi tre vào Tết Nguyên đán. Nghệ thuật Bài Chòi là một hình thức sinh hoạt văn hóa và giải trí trong cộng đồng làng xã. Người trình diễn và gia đình họ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các hình thức thực hành bằng cách giảng dạy các bài bản, kỹ năng ca hát, kỹ thuật trình diễn và phương pháp làm thẻ bài cho các thế hệ trẻ. Cùng với cộng đồng, những người này đã thành lập gần 90 đội, nhóm và câu lạc bộ để luyện tập và truyền dạy Nghệ thuật Bài Chòi, thu hút sự tham gia rộng rãi của cộng đồng. Hầu hết, nghệ nhân đều được học kỹ năng, kỹ thuật hô, hát Bài Chòi trong gia đình, chủ yếu thông qua phương pháp truyền miệng. Tuy nhiên, một số nghệ nhân Bài Chòi ngày nay cũng truyền dạy kiến thức và kỹ năng trong các hội, các câu lạc bộ và trường học.

baichoi1

Hát bài chòi tại Bình Định

Thông qua nội dung của những câu hát, có thể tìm thấy trong đó sự ca ngợi tình thương yêu cha mẹ, tình nghĩa thầy trò, tình nghĩa vợ chồng… Không chỉ mang đậm tính nhân văn, mà nội dung các câu hát trong nghệ thuật bài chòi còn mang đậm tính giáo dục về đạo đức, về nhân cách, lối sống cao đẹp, hướng con người đến những giá trị, chuẩn mực đạo đức cao đẹp hơn.

Theo Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, hồ sơ đề cử di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam đáp ứng đầy đủ những tiêu chí để đăng ký vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Việc UNESCO ghi danh Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, sự gắn kết cộng đồng, đề cao tôn trọng đa dạng văn hóa, khuyến khích đối thoại giữa các cá nhân, các cộng đồng và các dân tộc khác nhau vì sự khoan dung, tình yêu và lòng bác ái đúng theo tôn chỉ và mục tiêu của Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.

Nguồn Chính phủ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*