Thiên tai diễn biến phức tạp ngay từ đầu năm
Tuyết dày đặc ở thành phố Boston (Mỹ) trong mùa đông lạnh kỷ lục
Các hãng bảo hiểm phải chi 135 tỷ USD để bù đắp cho thiệt hại do thiên tai trong năm 2017; nếu tính cả phần thiệt hại không có bảo hiểm lên đến 330 tỷ USD. Con số này chỉ đứng thứ hai sau năm 2011 khi có trận động đất và sóng thần ở Nhật Bản gây thiệt hại 354 tỷ USD.
Dự báo con số thiệt hại do thiên tai năm 2018 sẽ tiếp tục gia tăng. Ngay từ đầu năm 2018, Mỹ và Canada đã liên tục hứng nhiều trận bão tuyết với nhiệt độ tại nhiều bang bờ Đông nước Mỹ xuống dưới -20°C làm ít nhất 22 người chết và thiệt hại lớn về kinh tế.
Trong khi đó, tại Nam bán cầu, thành phố Sydney, Australia, ngày 7-1 trải qua một trong những ngày nóng nhất, với nhiệt độ ở mức cao nhất trong gần 80 năm, lên tới 47,3°C. Theo giới chức Australia, nhiệt độ 47,3°C đo được ở Penrith, khu vực ngoại ô phía Tây thành phố, trong khi nhiệt độ trên toàn khu vực miền Nam nước này đều đang tăng nhanh.
Cần hành động
Theo ước tính của các nhà khoa học, năm 2017, thế giới đã thải ra khoảng 37 tỷ tấn CO2, tăng 2% so với năm 2016. Trong lúc này, dư âm về việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu tiếp tục gây lo ngại. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giải tán ủy ban cố vấn liên bang về biến đổi khí hậu vào năm 2017 nhưng các nhà khoa học trong ủy ban tiếp tục tham gia nghiên cứu tình trạng biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học Mỹ sẽ khảo sát khí hậu lần thứ 4, tập trung vào các tác động của địa cầu đến sự ấm lên của Trái đất.
Ngược lại với Tổng thống Donald Trump, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã giành được nhiều sự chú ý của dư luận trong tháng 6-2017 bằng cách thu hút các nhà khoa học Mỹ đến châu Âu nghiên cứu về tác hại của biến đổi khí hậu. Trước đó, ông Macron cho biết 13 nhà nghiên cứu Mỹ trong số 18 người đã được trao 70 triệu USD, khoản trợ cấp của Pháp dành cho nghiên cứu biến đổi khí hậu.
0 Bình luận
Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.