Mô hình đa canh – sự nhạy bén trong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện từng gia đình nông dân và thổ nhưỡng của địa phương
(THTG) Mô hình đa canh, thời gian qua, không chỉ giúp nhiều bà con nông dân từ nghèo khó vươn lên thoát nghèo mà qua đó còn khẳng định sự nhạy bén trong cách chuyển đổi con giống, cây trồng phù hợp với điều kiện gia đình cùng thổ nhưỡng tại địa phương.
Mô hình sau của anh của anh Trần Văn Bông là một điển hình.
Được biết, trước đây gia đình anh Trần Văn Bông ngụ ấp Phú Lợi C, xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo nuôi bò thịt, nhưng sau nhiều năm liền hiệu quả kinh tế mang lại không cao nên bắt đầu từ năm 2012 anh đã chủ động chuyển sang nuôi bò sữa theo hướng lồng ghép kết hợp với trồng rau. Ban đầu từ chỗ mua 1 con bò sữa gầy dựng đến nay, anh đã phát triển đàn bò lên 13 con trong đó gồm 2 bò mẹ , 3 bò lứa và8 con bò con. Nét nổi bật trong cách nuôi này là với 2 bò mẹ sinh sản xoay vòng nên sau mỗi đợt sinh là anh bắt ghép thêm bò con để nuôi và nuôi thêm khoảng 1 năm nữa là sẽ có bò sữa làm giống hay bò lứa để bán, theo đó sắp tới đây anh sẽ cho xuất chuồng 4 con bò con đem về nguồn thu nhập trên dưới 40 triệu đồng
Song song với nuôi bò, anh còn đóng chuồng trại nuôi thêm 1000 con gà ri- vì theo anh việc nuôi gà ri là không khó, không phải tốn quá nhiều công chăm sóc mà lại cho thu hồi vốn nhanh. Sau hơn 6 tháng nuôi đến nay, đàn gà của anh đã bắt đầu cho trứng. Với 1000 con gà hiện tại mỗi ngày anh thu về 500 trứng với giá bán hiện nay từ 2000- 2.500đồng/trứng, sau khi trừ chi phí thức ăn mỗi tháng anh thu về trên dưới 16 triêu đồng
Mặt khác, bên cạnh việc chăn nuôi anh còn tận dụng và mướn thêm đất để trồng rau muống tăng thêm thu nhập, với 2 công rau muống hiện tại mỗi tháng cho thu hoạch khoảng 2 tấn rau với giá bán hiện nay từ 3000-5000/kg sau khi trừ đi các khoảng chi phí phân, thuốc mỗi tháng anh thu về trên 4 triệu đồng
Mô hình đa canh của anh Nguyễn Văn Bông đang thực hiện tuy không mới, nhưng hiệu quả kinh tế mang lại khá cao. Qua đó, góp phần tăng thêm thu nhập ổn định cuộc sống gia đình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại địa phương./.
0 Bình luận
Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.