Anh hùng Trương Định phất cao ngọn cờ khởi nghĩa chống Pháp
Ngay từ khi thực dân Pháp tiến công đánh chiếm Đà Nẵng (1858) rồi đến Gia Định (2 – 1959) và sau đó đách chiếm các tỉnh Nam bộ, trong đó có Định Tường thì các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổi dậy khắp nơi chống lại kẻ thù chung của dân tộc. Trong các cuộc khởi nghĩa ấy đặc biệt có cuộc khởi nghĩa của anh hùng Trương Định khởi xướng đầu tiên làm cho Thực dân Pháp vô cùng khốn đốn, gặp nhiều tổn thất nặng nề.
Tranh diễn tả khởi nghĩa Trương Định chống Pháp
Rất tiếc, khi cuộc khởi nghĩa đang phát triển mạnh mẽ thì bị tên việt gian Hùynh Công Tấn là thuộc hạ của Trương Định dẫn lính bao vây sát hại. Tuy bị dồn vào thế cùng nhưng Trương Định và nghĩa quân của ông chiến đấu tới hơi thở cuối cùng và quyết không để rơi vào tay giặc ông đã rút gươm tử tiết, bảo tòan khí tiết trong sự thương tiếc của nhân dân Gò Công nói riêng và nhân dân Nam kỳ nói chung.“Ôi !
Trời Bến Nghé mây mưa sùn sụt, thương đấng anh hùng gặp thuở gian truân.
Đất Gò Công cây cỏ ủ ê, cám niềm thần tử mắc nơi họa hại.
Xưa còn làm tướng, dốc rạng giồi hai chữ Bình Tây.
Nay thác về thần xin vâng hộ một câu phục thái”
(Nguyễn Đình Chiểu)Sau khi Trương Định hy sinh (20 – 8 – 1864), con ông là Trương Quyền tiếp tục xây dựng lực lượng, phối hợp với đồng bào dân tộc thiểu số người Xtiêng, M’nông và người Khơme kháng chiến.
Tóm lại, khởi nghĩa Trương Định là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong giai đọan đầu của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Tuy cuộc khởi nghĩa tồn tại trong thời gian ngắn (1859 – 1864) nhưng nó để lại nhiều ý nghĩa trên các mặt: Về sự quy tụ toàn dân đồng tâm hiệp lực cứu nước, về tính độc lập tự chủ của người lãnh đạo trong việc đề ra đường lối kháng chiến và cả sự phản kháng ly khai với triều đình yếu kém…Dựa trên những tiền đề trong khởi nghĩa Trương Định, các cuộc khởi nghĩa về sau đã kế thừa và nâng lên ở mức cao hơn.
Tượng chân dung Trương Định tại Bảo tàng Tiền Giang
Cảm kích trước tấm gương “Vì nước quên thân” của anh hùng dân tộc “Bình Tây Đại Nguyên Soái – Trương Định”, tại phía Nam của Tổ quốc nhân dân đã lập nhiều đền thờ để nhớ công lao của ông:
* Lăng mộ Trương Định tọa lạc tại phường 1, Thị xã Gò Công, Tiền Giang (di tích dược công nhận cấp Quốc Gia).
* Đền thờ Trương Định tại ấp 2, xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang ( di tích được công nhận cấp Quốc Gia).
* Miếu thờ Trương Định tại ấp 3 Rạch Già, xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang.
* Miếu thờ Trương Định tại ấp 7, xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang.
* Đền thờ Trương Định tại phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai.
* Đền thờ Trương Định tại Phước Hòa, Đồng Nai.
Phó Giám đốc Bảo Tàng Tiền Giang
Có 1 bình luận
truong dinh rat la dung cam