Băng Bắc Cực lại “co”

Lần thứ hai trong năm ghi nhận thể tích băng tại Bắc Cực thấp nhất do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Băng Bắc Cực lại “co” - ảnh 1Biển băng Bắc Cực trong mùa hè này đã giảm xuống mức thấp lần thứ hai kể từ khi các nhà khoa học bắt đầu theo dõi nó qua vệ tinh. (Ảnh: AP) 

Các nhà khoa học nói rằng đây là một tín hiệu đáng lo ngại của sự nóng lên toàn cầu. Trung tâm Dữ liệu Băng và Tuyết Quốc gia đặt tại Colorado cho biết các biển băng mùa hè đã đạt mức thấp vào ngày thứ bảy, tức là rộng 4.14 triệu km vuông (1,6 triệu dặm vuông), chỉ sau mốc được thiết lập vào năm 2012 là 3.39 triệu km vuông.

Mặc dù không thiết lập một kỷ lục mới, tuy nhiên điều đó đã củng cố thêm xu hướng giảm trên tổng thể. Không có bằng chứng về sự phục hồi ở đây nhưng Bắc Cực sẽ là hệ thống cảnh báo sớm cho sự biến đổi khí hậu. Những gì chúng ta đã thấy trong năm nay chính là sự tăng cường đó.

Mức tối thiểu của năm nay là gần 2.56 triệu km vuông, nhỏ hơn so với trung bình các năm từ 1979-2000, bằng với tổng kích thước của Alaska và Texas cộng lại.

Đây là một năm bất thường đối với biển băng ở Bắc Cực. Bão nhiều hơn bình thường trong vòng Bắc Cực trong mùa hè. Những cơn bão thường giữ mây tại Bắc Cực nhưng không thể giữ băng tại biển Bắc Cực ngừng tan chảy trong năm nay.

Băng Bắc Cực lại “co” - ảnh 2Đường màu đỏ là mức độ băng biển trong năm 2016. (Ảnh: NSIDC)

Giám đốc Trung tâm – ông Mark Serenze cho biết băng Bắc cực tan trong mùa hè năm 2030 sẽ ảnh hưởng lớn đến an ninh quốc tế. Kevin Trenberth – Trung tâm Quốc gia về khoa học cao cấp nghiên cứu khí quyển cho hay: “Xu hướng này là rõ ràng và đáng lo ngại”.

Theo Theguardian