*** Các huyện phía Đông xuống giống dứt điểm vụ lúa Đông Xuân 2024-2025. * UBND huyện Tân Phước tổ chức tuyên truyền Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và hướng dẫn sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. * Huyện Gò Công Tây ra quân tiêm văc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. * Xã Tân Đông huyện Gò Công Đông ra mắt xã nông thôn mới kiểu mẫu. * Huyện Châu Thành thực hiện hơn 1,8 tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội. * Huyện Gò Công Tây công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang công nhận xã Đồng Thạnh đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. * Tòa án Nhân dân huyện Tân Phước tuyên 9 tháng tù giam cho đối tượng trộm cắp xe máy. * Mỹ bàn giao 5 máy bay huấn luyện T-6C cho không quân Việt Nam. * Thanh Hóa: 1 người đàn ông nguy kịch vì bị vi khuẩn ăn thịt người tấn công. * Đắk Lắk: Tự làm thịt cóc ăn, 1 cháu trai tử vong, 1 cháu gái nguy kịch. * Bình Dương: Khởi tố đối tượng Bùi Tiến Lợi vì đăng nội dung xuyên tạc lãnh đạo, chính quyền trên Facebook. * Hà Giang: Khởi tố 1 nữ cán bộ địa chính xã về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ làm thiệt hại hàng tỷ đồng. * Xe ben đại náo đường cấm, giờ cấm tại các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh. * Cựu Trung úy công an dùng nhục hình làm chết người lảnh 13 năm tù. * Các Bệnh viện quá tải bệnh nhân ung thư. * Mâu thuẩn trong tham gia giao thông, 2 tài xế đánh nhau gây náo loạn đường phố Bình Chánh. * Một mỏ đất sang lấp ở Quảng Nam được đấu giá tăng gấp 54 lần. * Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn dù đang bỏ trốn vẫn bị truy tố trong vụ án thứ 5. * Mùa mưa ở miền Trung và miền Nam kết thúc muộn hơn bình thường. * Gần 300 doanh nghiệp dự Hội thảo bàn giải pháp tiếp sức hàng Việt trên sàn Thương mại điện tử. * Một bị cáo lảnh án tử hình vì mang 25 kg ma túy bơi từ biên giới qua Long An. * Nhiều dự án cao tốc nối vùng Đông Nam bộ đấu thầu tìm nhà đầu tư. * Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica. * Quảng Ngãi: Trung tâm chăm sóc nạn nhân chất độc da cam dừng hoạt động vì hết tiền. * Hải Phòng: Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo hiệu quả chuyển đổi số. * Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm chính thức Malaysia. * Xe chở rác lao xuống cầu treo ở Huế, 2 người đang mất tích. * Xe khách tông vào đuôi xe đầu kéo trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây, phụ xe chết, nhiều người đi cấp cứu. * Hàn Quốc tố Triều Tiên gởi vũ khí cho Nga và cho binh sĩ tham chiến tại Ukraine. * Sau tên lửa tầm xa, ông Biden cho phép cung cấp mìn chống bộ binh cho Ukraine. * Nga tố chính quyền ông Biden cản trở đàm phán về Ukraine. * Đại sứ quán Mỹ tại Kiev đóng cửa vì sợ không kích. * Mỹ lên phương án xóa khoản nợ 4,7 tỷ USD cho Ukraine. * Mỹ phủ quyết Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc về ngừng bắn ở dải Gaza. * Cuộc tấn công của Israel làm 48 người ở Gaza thiệt mạng.

Báo động tình trạng bất ổn lương thực tại Iraq

Theo báo cáo mới nhất vừa được Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) và chính phủ Iraq công bố, hơn một nửa số gia đình tại quốc gia này đang phải đối mặt với nguy cơ bất ổn lương thực và không thể chịu đựng thêm những cú sốc mới như các cuộc xung đột hay tình trạng giá ngũ cốc lương thực cơ bản tăng cao.

Trẻ em tại một trại dành cho người di cư ở Fallujah, Iraq (Ảnh: WFP)

Trong thông cáo được đưa ra, bà Sally Haydock, Đại diện của WFP tại Iraq, tuyên bố cho biết: Phân tích toàn diện về lỗ hổng thực phẩm sẽ hướng dẫn công việc của chính phủ, các nhà hoạch định chính sách và các tổ chức nhân đạo trên khắp đất nước Iraq nhằm cải thiện an ninh lương thực và tình trạng dinh dưỡng của mỗi người dân nước này để không ai bị gạt ra bên lề.

Nghiên cứu được tiến hành trước cuộc tấn công gần đây ở Mosul và không xem xét tình hình về an ninh lương thực của những người chạy trốn khỏi các vùng xung đột này. Theo đó, nghiên cứu cho thấy 2,5% dân số Iraq đang ở trong tình trạng bất ổn lương thực và cần trợ giúp. Gần 75% trẻ em dưới 15 tuổi đang phải lao động để giúp đỡ gia đình có được thức ăn chứ không phải đi học.

Công tác thu thập dữ liệu được thực hiện với sự hợp tác cùng chính phủ Iraq và được hoàn thành vào năm 2016. Hơn 20.000 gia đình Iraq được phỏng vấn tại các khu vực đô thị và nông thôn, bao gồm cả những người phải di dời trong nội bộ đất nước Iraq.

Các phân tích chỉ ra rằng 53% người dân và 66% số người di dời dễ bị tổn thương bởi tình trạng bất ổn lương thực. Tình trạng mất an ninh lương thực đối với nhóm người phải di cư diễn ra phổ biến, cao hơn gấp 2 lần so với những người sống ở tại nhà của họ. Tình trạng bất ổn lương thực cao nhất tập trung ở miền Nam Iraq, đặc biệt là ở phía Bắc Muthanna và các khu vực của Salah al-Din.

Trong bối cảnh đáng lo ngại đó, nghiên cứu của WFP và chính phủ Iraq đưa ra các khuyến nghị tập trung vào việc nâng cao nhận thức về dinh dưỡng, tiếp cận với giáo dục, đặc biệt đối với trẻ em gái, mạng lưới an sinh xã hội và đời sống ở nông thôn. WFP cho biết sẽ cùng chính phủ Iraq tăng cường nỗ lực nhằm đạt được Mục tiêu phát triển bền vững để xóa bỏ nạn đói và cung cấp cơ sở cho việc hoạch định chiến lược về phát triển trong vòng từ 5 – 10 năm tới.

Kể từ tháng 6/2014, hơn 3 triệu người Iraq đã phải di cư do xung đột. Cùng phối hợp với chính phủ nước này, WFP cung cấp hỗ trợ lương thực hàng tháng cho 1,5 triệu người phải di dời thông qua chương trình hỗ trợ bằng tiền mặt và khẩu phần ăn gia đình hàng tháng.

Vào thời điểm hiện tại, WFP đang rất cần 113 triệu USD để hỗ trợ cho đến cuối tháng 9/2017./.

Nguồn ĐCSVN

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*