Thứ Năm, 24/4/2025 03:52
*** UBND tỉnh Tiền Giang triển khai lấy ý kiến các ngành các cấp và Nhân dân về dự thảo đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. * Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang tiếp xúc cử tri tại huyện Tân Phú Đông. * Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Tiền Giang tổ chức giám sát về công tác phòng chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới tại xã Song Bình huyện Chợ Gạo. * Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh Tiền Gang Trần Thanh Nguyên thăm gia đình chính sách ở huyện Gò Công Tây. * Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Trần Văn Dũng thăm gia đình chính sách tại huyện Cái Bè. * Chủ tịch UBND thành phố Mỹ Tho Nguyễn Thành Công thăm gia đình chính sách tại phường 10. * Bí thư Huyện ủy Cái Bè thăm gia đình chính sách ở xã Tân Hưng. * Hội Nạn nhân chất độc da cam Dioxin tỉnh Tiền Giang thăm, tặng quà cho nạn dân da cam ở huyện Châu Thành. * Huyện Gò Công Đông tổng kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2024. * Huyện Gò Công Tây tổ chức Liên hoan tiếng hát khu dân cư năm 2025. * Tiền Giang sẽ bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước vào lúc 21 giờ 30 phút ngày 28/4 tại Quảng trường Hùng Vương thành phố Mỹ Tho. * Agribank Tiền Giang trao thưởng cho khách hàng tham gia chương trình “Xuân tích lũy – Quỹ đong đầy”. * Huyện Cai Lậy kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm tại các đơn vị có bếp ăn tập thể. * Hội Nạn nhân chất độc da cam tỉnh Tiền Giang tặng quà cho nạn nhân da cam tại thành phố Mỹ Tho. * Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tăng cường đảm bảo công tác an ninh trật tự dịp Lễ 30-4. * Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm chính thức cấp nhà nước tới Lào. * Quảng Ninh: Công an vào cuộc điều tra vụ shipper bị khách hàng hành hung gây thương tật. * Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương đã có mưa giải nhiệt. * Lâm Đồng đầu tư 1.000 tỷ đồng làm đường nối với tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận. * Đà Nẳng rút lại chính sách hỗ trợ cán bộ từ 25% đến 100% chế độ nghị định 178. * Việt – Mỹ chính thức khởi động đàm phán về thương mại song phương. * Mỹ nêu điều kiện đàm phán với Trung Quốc. * Triển lãm ô tô Thượng Hải hứa hẹn là triển lãm ô tô lớn nhất thế giới. * Tổng thống Ukraine kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức, toàn diện và vô điều kiện. * 12 Bang ở Mỹ kiện ông Trump vì thuế quan. * Đấu khẩu nhau qua mạng, ông Trump chỉ trích Tổng thống Ukraine kéo dài sự chết chóc. * Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ điều tra xe tải nhập khẩu. * Tòa thánh Vatican thông báo lịch tổ chức tang lễ Giáo hoàng Francis diễn ra 9 ngày bắt đầu từ ngày 26-4.

Bầu cử Tổng thống Pháp bắt đầu, EU “nín thở” lo ngại kịch bản Frexit

Trưa 23/4 (giờ Hà Nội), hơn 45 triệu cử tri đủ điều kiện của Pháp bắt đầu đi bỏ phiếu trong vòng 1 cuộc bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ mới.

Cử tri Pháp bỏ phiếu tại một địa điểm bầu cử ở Le Touquet, miến Bắc nước Pháp. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh an ninh được siết chặt, toàn bộ lực lượng an ninh Pháp đã được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ sau những vụ tấn công khủng bố mới đây.

Có tổng cộng 11 ứng cử viên tham gia tranh cử năm nay, trong đó có bốn ứng cử viên đang bám đuổi sít sao trong tốp đầu, khiến cho cuộc bầu cử năm nay được đánh giá là khó đoán định nhất từ trước tới nay.

Bên cạnh vấn đề kinh tế, bảo đảm việc làm, thì an ninh và quan điểm về các vấn đề chung của châu Âu được cho là các chủ đề sẽ tác động tới lá phiếu của cử tri, nhất là sau vụ tấn công nhằm vào cảnh sát ở ngay trung tâm thủ đô Paris ba ngày trước và xu hướng “hoài nghi châu Âu” gia tăng.

Theo kết quả thăm dò dư luận ngay trước thềm bỏ phiếu, ứng cử viên độc lập Emmanuel Macron, 39 tuổi, đang dẫn đầu với tỷ lệ ủng hộ 23%. Tiếp theo là Chủ tịch đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia Marine Le Pen, với 22%.

Cựu Thủ tướng François Fillonn và nhà lãnh đạo của phong trào cực tả “Nước Pháp bất khuất” Jean Luc Melenchon đều nhận được 19% số phiếu ủng hộ.

Giới phân tích dự đoán nhiều khả năng ông Macron và bà Le Pen sẽ “nắm tay nhau” bước vào vòng 2 cuộc bỏ phiếu, dự kiến tổ chức vào ngày 7/5 tới.

Tuy nhiên, bất ngờ vẫn có thể xảy ra vì có tới 25-30% số cử tri vẫn lưỡng lự chưa có quyết định cuối cùng. Và trong bối cảnh như hiện nay, tỷ lệ cử tri bỏ phiếu đông hay vắng cũng sẽ là yếu tố tác động tới kết quả cuộc bầu cử.

Các khảo sát trong ngày 22/4, khi các cuộc bỏ phiếu sớm được tiến hành ở các vùng lãnh thổ hải ngoại cũng như cho các kiều dân Pháp sinh sống tại Mỹ, Canada và một số nước, cho thấy cử tri Pháp tích cực tham gia bầu cử do lo ngại kịch bản bất ngờ như cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ hoặc Brexit ở Anh có thể xảy ra.

Cuộc bầu cử tổng thống Pháp cũng được dư luận quốc tế, đặc biệt là tại châu Âu, quan tâm và theo dõi sát sao. Các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) lo ngại khả năng ứng cử viên cực hữu Le Pen thắng cử có thể kéo theo kịch bản “Frexit” (tương tự kịch bản Brexit ở Anh), và như vậy nguy cơ EU tan rã là khó tránh khỏi.

Theo giáo sư Edoardo Novelli, nhà xã hội học và chính trị học thuộc Đại học Rome (Italy), tác động của kết quả cuộc bầu cử có thể vượt ra ngoài biên giới Pháp và ảnh hưởng trực tiếp tới tư tưởng chính trị tại các nước châu Âu khác.

Theo luật định của Pháp, để đắc cử ở ngay vòng 1, ứng cử viên phải giành đủ số phiếu quá bán. Vào đến vòng 2, ứng cử viên nào có số phiếu cao hơn sẽ giành chiến thắng./.

Nguồn ĐCSVN

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


*