Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Hội nghị triển khai việc tổ chức lấy ý kiến cán bộ, công chức, |
Nêu rõ tầm quan trọng của việc lấy ý kiến, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị mình tổ chức lấy ý kiến về toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; tập trung lấy ý kiến sâu về những nội dung liên quan trực tiếp đến phạm vi, lĩnh vực hoạt động của đơn vị mình, của bộ, ngành mình và những vấn đề mà đơn vị quan tâm.
“Việc tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, cần được ưu tiên và tập trung chỉ đạo của các đơn vị thuộc Bộ” – Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền yêu cầu.
Phổ biến về cách thức lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ LĐ-TB&XH) Đặng Đức San cho biết: Sau Hội nghị này, Vụ sẽ tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, công chức, viên chức, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và của đại diện Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, các chuyên gia, các nhà khoa học, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các doanh nghiệp về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ, của ngành. Các đơn vị lập Báo cáo tổng hợp ý kiến của đơn vị mình gửi Vụ Pháp chế trước ngày 25/2/2013.
Cũng tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe TS. Nguyễn Văn Thuận, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (khóa XII) giới thiệu một số nội dung cơ bản của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992./.
0 Bình luận
Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.