Bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: Làm thế nào để tạo thuận lợi cho người dân?
Từ ngày 1/1/2023, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú sẽ không còn giá trị sử dụng. Người dân sẽ sử dụng các giấy tờ gì để thực hiện các thủ tục hành chính?
1/1/2023, Nhà nước quản lý dân cư trên môi trường điện tử
Sổ hộ khẩu ra đời tháng 6/1964 và trải qua nhiều lần bổ sung, điều chỉnh. Tháng 11/2014, Quốc hội khóa XIII ban hành Luật Căn cước công dân, là tiền đề cho công cụ quản lý dân cư điện tử thay cho sổ hộ khẩu. Đến tháng 11/2020, Quốc hội khóa XIV thông qua Luật Cư trú (sửa đổi), chính thức bỏ sổ hộ khẩu từ 1/1/2023.
Thay vì quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, Nhà nước sẽ quản lý thông tin cư trú của người dân trên môi trường điện tử, tức bỏ hình thức quản lý thông tin cư trú bằng sổ giấy để chuyển sang quản lý hoàn toàn bằng phần mềm công nghệ thông tin hiện đại.
Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 – Bộ Công an) cho biết: Đến thời điểm này, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã số hóa được gần 100 triệu công dân Việt Nam và đã cấp mã định danh cho toàn bộ người dân Việt Nam. Bộ Công an cũng đã cấp được 78 triệu căn cước công dân có gắn chip cho người dân. Đây là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú. Đồng thời, hệ thống định danh và xác thực điện tử cũng đã được hoàn thiện, làm căn cứ quan trọng cho việc loại bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú trong các giao dịch giữa cơ quan quản lý Nhà nước và người dân cũng như giúp người dân thuận tiện trong các giao dịch dân sự thường ngày./.
Nguồn vov.vn
0 Bình luận
Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.