*** Có 53 thí sinh tham gia Hội thi Giảng viên lý luận chính trị và Báo cáo viên, Tuyên truyền viên giỏi năm 2024 do Ban Tuyên giáo Tỉnh Tiền Giang tổ chức. * Cây sả là nguồn thu nhập quan trọng của hơn 2.200 hộ ở huyện cù lao Tân Phú Đông. * Trung tâm Văn hóa tỉnh Tiền Giang tổ chức chương trình “Dạ khúc tri âm” tại Rạp hát Thầy Năm Tú. * Đồn Biên phòng Phú Tân – Bộ đội Biên phòng Tiền Giang tổng kết công tác năm 2024, triển khai nghị quyết năm 2025. * Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Châu Thành triển khai nhiều chương trình giúp hội viên Phụ nữ khởi nghiệp. * Công an Tiền Giang đăng cai hội nghị tổng kết phong trào thi đua Vì an ninh Tổ quốc cụm số 11. * Hội Nông dân huyện Gò Công Tây tổ chức ký kết hợp tác với Ngân hàng Kiên Long tổ chức các chương trình cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất. * Ban Chỉ huy Quân sự huyện Cai Lậy tổ chức phiên họp cuối năm đánh giá công tác quân sự quốc phòng địa phương năm 2024. * UBND huyện Cai Lậy tổ chức Hội nghị lấy ý kiến quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. * Chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 tổ chức tại Quảng trường Hùng Vương thành phố Mỹ Tho. * Hội hoa Xuân thành phố Mỹ Tho diễn ra từ ngày 18-1 đến ngày 28-1, tức từ ngày 19 đến ngày 29 tháng Chạp. * Theo kế hoạch có 500 lô tham gia trưng bày và buôn bán hoa kiểng các loại. * Xã Mỹ Hạnh Trung thị xã Cai Lậy tổ chức giải tỏa hành lang an toàn giao thông của các hộ buôn bán lấn chiếm lộ giới. * Trào ngược dạ dày cần biết cách phòng để tránh biến chứng nguy hiểm. * Thành phố Hồ Chí Minh thông xe cầu Rạch Đĩa kinh phí 500 tỷ đồng nối quận 7 với huyện Nhà Bè. * Cựu vô địch bóng chuyền quốc gia Nguyễn Thanh Nhàn đột ngột qua đời ở tuổi 32. * Đại biểu Quốc hội băn khoăn khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với máy điều hòa. * Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Thừa Thiên Huế từ chối trả thưởng giải Đặc biệt đối với 1 tờ vé số bị rách. * Kiên Giang: 1 bé gái bán vé số ế bị mẹ nuôi tạt nước sôi, công an mời người mẹ làm việc. * Bộ Tài nguyên và môi trường phê duyệt báo cáo tác động môi trường dự án Hồ chứa nước Ka Pét ở tỉnh Bình Thuận. * Nhiều người có bảo hiểm Y tế nhưng phải cắn răng khám dịch vụ. * Hôm nay Quốc Vương Campuchia đến Việt Nam. * Miền Trung giảm mưa, miền Bắc vẫn rét, có nơi dưới 10 độ C. * Lại xảy ra tai nạn, tạm đóng cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tại nút giao Quốc lộ 1. * Số người bị ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở Vũng Tàu tăng lên 200 người. * Một Công ty Logistics ở TP.HCM nhận là chủ của 3 bồn chứa trôi dạt vào bờ biển Quảng Ngãi. * Tình báo Mỹ nói nguy cơ leo thang hạt nhân bị thổi phòng. * Hàn Quốc bắt tay Ukraine đối phó mối đe dọa từ hợp tác quân sự Nga – Triều Tiên. * Các ứng viên nội các của ông Trump bị đe dọa đánh bom. * Tình báo Đức dự báo Nga tấn công NATO. * Trung Quốc thả 3 người Mỹ. * Đài Loan tập trận Phòng không trước lúc lãnh đạo dự kiến ghé Mỹ. * Phó Tổng thống Philippines bị thay đổi Đội cận vệ sau khi Tổng thống bị dọa ám sát.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Phải rút kinh nghiệm “sạn” trong sách giáo khoa lớp 1

 Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng không chỉ Cánh Diều mà các bộ sách khác cũng có “sạn”; cần phải rút kinh nghiệm từ sách giáo khoa lớp 1 để sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 phải chuẩn bị tốt.

Ngày 28-11, tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra hội thảo khoa học “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới”; sinh hoạt thường niên Câu lạc bộ Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) các tỉnh, thành phía Nam năm 2020.

Giáo viên lo lắng về dạy tích hợp

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung làm rõ vai trò của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trước yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông; phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra những kiến nghị về chính sách để phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, đặc biệt là trước yêu cầu của việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Phải rút kinh nghiệm sạn trong sách giáo khoa lớp 1 - Ảnh 1.

Toàn cảnh hội thảo

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó hiệu trưởng Trường THPT Ngô Gia Tự (huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk), cho rằng một trong những điểm mới là việc tích hợp liên môn để giúp học sinh giảm tải. Tuy nhiên, từ trước đến nay, giáo viên chủ yếu dạy chuyên sâu 1 môn học, việc tích hợp nhiều môn học đòi hỏi giáo viên phải có năng lực hiểu sâu và rộng mọi lĩnh vực và đây chính là thách thức lớn đối với giáo viên và nhà trường.

Lắng nghe ý kiến, đề xuất của giới chuyên môn, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ dành trọn 1 giờ để phát biểu. Ông đề cập nhiều vấn đề đang được dư luận quan tâm, trong đó có sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp 1 mới – bộ Cánh Diều, việc chuẩn bị thay thế SGK lớp 2 và lớp 6.

Đối với vấn đề chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói rằng trước hết, phải đổi mới tư duy, nhận thức và phương pháp trong quản lý, dạy học, giáo dục cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đây là nhân tố then chốt quyết định sự thành bại của đổi mới giáo dục.

Về những băn khoăn trong việc triển khai dạy tích hợp, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thông tin: Vấn đề này sẽ được thực hiện theo lộ trình từ đơn môn đến liên môn rồi mới tiến tới tích hợp. Trong quá trình đó, Bộ GD-ĐT sẽ chỉ đạo các trường sư phạm thay đổi hình thức đào tạo, mở thêm các lớp đào tạo, tập huấn để thầy cô nâng cao năng lực chuyên môn.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Phải rút kinh nghiệm sạn trong sách giáo khoa lớp 1 - Ảnh 2.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội thảo

“Hiện nay, một số thầy cô đang cảm thấy băn khoăn về việc lấy đâu ra giáo viên dạy tích hợp nhưng thực tế không phải như thế mà có lộ trình. Chúng ta không quyết tâm từ bây giờ thì không bao giờ có giáo viên dạy tích hợp, mà tích hợp là xu hướng quốc tế” – ông Nhạ nhấn mạnh.

Nhiều sách cũng có “sạn” 

Vấn đề phụ huynh, dư luận cả nước quan tâm, bức xúc thời gian qua là SGK, với những “hạt sạn “lớn trong SGK Tiếng Việt lớp 1 mới – bộ Cánh Diều.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, khởi đầu năm học khoảng 3 tháng về cơ bản là tốt nhưng “có một số vấn đề dẫn tới đâu đó hình ảnh của ngành bị ảnh hưởng”. Thực hiện sự nghiệp đổi mới căn bản toàn diện, khó tránh khỏi những thiếu sót nhưng phải vững vàng, có niềm tin vào đổi mới, niềm tin những gì đã, đang làm và sẽ làm theo đúng đường lối chính sách của Đảng.

Nói về bộ những lùm xùm liên quan đến SGK, Bộ trưởng GD-ĐT nói từ điển còn hiệu đính, huống hồ SGK. Không chỉ Cánh Diều mà các bộ sách khác cũng có “sạn”.

“Tư lệnh” ngành GD-ĐT yêu cầu toàn ngành cần vững vàng trong lộ trình đổi mới giáo dục; kiên định, tránh “đẽo cày giữa đường”, tránh cực đoan nhưng cần cầu thị lắng nghe. Cần phải rút kinh nghiệm từ SGK lớp 1;  SGK lớp 2 và lớp 6 phải chuẩn bị tốt. Tác giả, nhà xuất bản, các khâu liên quan từ biên soạn đến phát hành mẫu SGK phải cẩn thận, bám sát chương trình.

“Tôi đề nghị phải bám sát kế thừa của bộ sách hiện nay về cứ liệu, phương pháp… Ngôn ngữ sách phải trong sáng, chuẩn mực, phù hợp lứa tuổi. Đây là vấn đề vô cùng quan trọng. Cố gắng không có “sạn” về văn hóa, chính trị, tín ngưỡng…” – bộ trưởng lưu ý.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Phải rút kinh nghiệm sạn trong sách giáo khoa lớp 1 - Ảnh 3.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tặng hoa cho các tân Giám đốc Sở GD-ĐT

Cũng theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, công tác chuẩn bị biên soạn SGK sẽ trải qua nhiều vòng. Bộ GD-ĐT đã có văn bản, mỗi sở chọn 10 thầy cô có kinh nghiệm, nhiệt huyết góp ý nội dung vì không ai góp ý sát, chặt chẽ bằng các thầy cô. Sau khi hoàn chỉnh nội dung, sẽ gửi cho tất cả các thầy cô xem, tiếp tục góp trước khi in thành sách.

“Trước đây, SGK in xong, giáo viên mới được xem, nay trước khi in giáo viên được tiếp cận rất kỹ, sau đó góp ý, xuất hiện gì sẽ chỉnh sửa, đính chính, chứ ngồi cầu toàn không bao giờ là đủ được. Qua các vòng, qua ý kiến SGK sẽ tốt lên. Đây là nhiệm vụ, quyền lợi của giáo viên, không ai làm thay được” – ông Nhạ nhấn mạnh.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*