*** Đài Phát thanh và Truyền hình Tiền Giang, Sở Giáo dục và Đào tạo, VNPT và Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Tiền Giang phối hợp khai mạc Chương trình Đường đến vinh quang mùa thứ 15, năm học 2024 – 2025. * Báo Ấp Bắc phối hợp với Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Tiền Giang trao học bổng Chắp cánh ước mơ cho sinh viên Trường Đại học Tiền Giang. * Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tiền Giang do ông Phạm Văn Trọng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Phó Trưởng ban chỉ đạo thường trực chủ trì cuộc họp, thảo luận và bỏ phiếu thống nhất đề xuất Trung ương công nhận huyện Gò Công Đông đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. * Thành phố Mỹ Tho đạt giải Nhất giải Bóng đá thanh niên do Tỉnh đoàn Tiền Giang phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và du lịch tổ chức. * Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tiền Giang kiểm tra công tác mặt trận tại huyện Chợ Gạo năm 2024. * Huyện Cai Lậy thúc đẩy công tác chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt. * Hội Chữ thập đỏ huyện Gò Công Tây tổ chức khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 100 người dân ở xã Đồng Thạnh. * Huyện Tân Phước tổ chức Giải việt dã truyền thống lần thứ 27. * Trung ương khảo sát xếp loại đơn vị hành chính cấp huyện tại thành phố Gò Công và cấp xã tại An Hữu huyện Cái Bè. * Mạo danh shipper giao hàng lừa đảo ngày càng tinh vi. * Huế khẩn cấp cho học sinh nghỉ học do mưa lớn làm nước trên các sông dâng cao. * Đà Nẵng: Bắt quả tang 2 xe đầu kéo chở hàng siêu trường vi phạm, phạt 148 triệu đồng. * Khai trừ Đảng một Phó Chủ tịch xã ở Đồng Nai nhận tiền làm sổ đỏ. * Quốc hội xem xét “siết” quảng cáo của nghệ sĩ và KOL. * Giá vé xe Tết về miền Tây tăng không quá 40%. * Lãi suất liên ngân hàng đạt đỉnh 19 tháng. * Một doanh nghiệp thủy điện chi hàng trăm tỷ đồng cho cổ đông. * Số ca mắc sốt xuất huyết ở thành phố Hồ Chí Minh cao nhất khu vực phía Nam. * Giám đốc Xuyên Việt Oil bị đề nghị 30 năm tù. * Từ 25-11 đến 1-12 diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử Quốc gia và 60 giờ mua sắm trực tuyến. * Các đơn vị chức năng vào cuộc xem xét vụ Đàm Vĩnh Hưng hát ở hải ngoại khi đang bị cấm diễn. * Lại phát hiện cả ngàn viên ma túy trôi dạt vào bờ biển Quảng Ngãi. * Hà Nội: Xe máy lao xuống mương, 4 người ở huyện Chương Mỹ thiệt mạng. * Nổ mìn, xẻ núi làm đường cao tốc lên tới Hà Giang. * Huy động gần 47.000 tỷ đồng từ vốn tư nhân để làm đường Vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh. * Máy bay Nga bốc cháy dữ dội tại sân bay Thổ Nhĩ Kỳ. * Mảnh vỡ tên lửa siêu vượt âm của Nga tràn lan ở Ukraine. * Cố vấn an ninh của ông Trump tiết lộ kế hoạch giải quyết xung đột Nga – Ukraine. * Mỹ và Nhật Bản lập kế hoạch phóng tên lửa đề phòng Đài Loan có biến. * Hàng ngàn căn nhà cháy rụi tại Thủ đô Manila của Philippines. * Sau lính Triều Tiên, đến lượt lính Yemen sang Nga để tham gia đánh Ukraine.

Cần lắm “hoa chính sách” cho ngày thầy thuốc

Thay vì những lời ngợi ca có cánh, những lẵng hoa chúc mừng, hãy dành cho đội ngũ y, bác sĩ “những bông hoa chính sách” thiết thực để giải quyết khó khăn vướng mắc đang bủa vây ngành y

 Hình ảnh đội quân áo trắng, áo xanh xông pha trên những tuyến đầu chống dịch COVID-19 vẫn luôn in đậm trong tâm trí nhân dân dù đã 3 năm trôi qua, dù ngành y đã trải qua “cú trọng thương” do một bộ phận cán bộ hư hỏng, biến chất trước những chiếc phong bì.

Bất chấp những “con sâu làm rầu nồi canh”, trong mắt người dân, những lương y vẫn như từ mẫu; nghề thầy thuốc vẫn là một nghề đặc biệt, cao quý, xứng đáng được tôn vinh.

Kỷ niệm 68 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 – 27.2.2022), đội ngũ thầy thuốc, nhân viên y tế trên toàn quốc cần được động viên nhiều hơn nữa cũng như vinh danh, tưởng thưởng xứng đáng. Nhưng thay cho những lời ngợi ca có cánh, những lẵng hoa chúc mừng tươi thắm, hãy dành cho họ “những bông hoa chính sách” thiết thực.

Dẹp bỏ tình trạng sợ sai, bất chấp sức khỏe nhân dân

Bên cạnh thay đổi cơ chế, cũng phải thấy và dẹp bỏ tình trạng cán bộ ngành sợ sai, không dám làm. Thực trạng hiện nay đang nổi lên ở nhiều địa phương, cơ quan, đặc biệt là trong ngành y tế khi mà có nhiều cán bộ quản lý bị “dính chàm” thì nhiều người khác có tâm lý sợ sai, làm việc cầm chừng, chiếu lệ. Họ cứ thủng thẳng theo lối mòn, trong khi nhu cầu công việc, nhất là tình trạng sức khỏe, tính mạng bệnh nhân đòi hỏi phải cấp cứu, giải quyết nhanh. Nhiều cán bộ công chức, viên chức trong bộ máy mặc tình để công việc ùn ứ, gây bức xúc trong dân, người bệnh, miễn sao mình được an toàn.

Vượt qua “cơn bão” đại dịch COVID-19, trong năm qua, ngành y tế đã thực hiện đạt và vượt 13/16 chỉ tiêu của ngành trên các lĩnh vực. Nổi bật là tỉ lệ đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2021 – 2030 là 96% (chỉ tiêu là 60%). Số bác sĩ trên vạn dân tăng lên 11,5 bác sĩ so với chỉ tiêu 9,4 bác sĩ; số giường bệnh trên vạn dân là 31 giường bệnh so chỉ tiêu là 29,5; tỉ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt hơn 92,03%. Việt Nam được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ghi nhận đã chủ động, tích cực trong phòng chống và ứng phó với dịch bệnh, đóng góp vào các nỗ lực thúc đẩy y tế toàn cầu.

Tuy nhiên, ngành y tế đang “bị trọng thương”. Những vướng mắc về pháp lý đối với việc mua sắm, đấu thầu, liên doanh, liên kết, quản lý, sử dụng tài sản công đang là vấn đề nóng. Những hạn chế về năng lực chuyên môn của hệ thống y tế do thiếu đội ngũ y, bác sĩ, trang thiết bị, vật tư y tế đang là “tình trạng bệnh lý” của ngành cần chẩn trị kịp thời.

Trong khi hệ thống y tế tư nhân như “những đứa con chưa đủ lớn” để đảm đương nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người dân thì hệ thống y tế công lập đang bị vướng víu bởi những quy định ràng buộc, chồng chéo trong việc đấu thầu, mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế; cơ chế tự chủ tài chính mang nặng tính hình thức.

Các bệnh viện công lập lớn, hạng đặc biệt từ trong Nam, ngoài Bắc, từ các cơ sở y tế hàng đầu như Bệnh viện Chợ Rẫy, Việt Đức, Bạch Mai đến y tế tỉnh, huyện đều đang kêu thiếu vật tư, y tế. Nhiều bệnh viện phải ngưng mổ xếp lịch để ưu tiên cấp cứu, chỉ xét nghiệm khi thật sự bức thiết do thiếu vật tư, hóa chất. Tình trạng “cấp cứu bệnh viện, cấp cứu cho cấp cứu” không còn cá biệt.

Điều cần làm hiện nay là phải minh bạch các thể chế, chính sách y tế. Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi) được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2024. Nhưng nếu các văn bản hướng dẫn dưới luật chậm ban hành và chưa có “cơ chế khẩn cấp” thì mọi chuyện vẫn giậm chân tại chỗ.

Để gỡ khó cho y tế, rất cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Bộ Y tế cùng các cơ quan liên quan cần “vào cuộc hết sức cấp thiết” để xây dựng, ban hành các thông tư, nghị định, giúp bệnh viện có hành lang pháp lý giải quyết khó khăn. Cần xem xét áp dụng “cơ chế hậu kiểm”, trao quyền hạn gắn với trách nhiệm người đứng đầu trong việc quyết định mua sắm.

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về tình hình triển khai Kết luận số 26/TB-VPCP và hoàn thiện dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 98/2021/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế. Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế chủ trì cùng với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát các vướng mắc từ thực tiễn trình Chính phủ ban hành Nghị quyết thí điểm triển khai một số cơ chế, chính sách bảo đảm thuốc, thiết bị y tế, chế phẩm, hóa chất xét nghiệm, sinh phẩm chẩn đoán invitro, vật tư tiêu hao trước ngày 15-3.

“Hoa chính sách” cho ngành y nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2 chính là việc nhanh chóng tháo gỡ các vướng mắc đang là điểm nóng của ngành; tiến tới xây dựng một nền y tế bền vững, hiện đại, phát huy y đức, y nhiệm sáng ngời của đội ngũ lương y như từ mẫu.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*