*** Tỉnh Đoàn Tiền Giang tổng kết và trao giải cuộc thi Ý tưởng giao thông thông minh. * Ban Tổ chức chọn ra 7 tập thể và 11 cá nhân để trao giải. * Thành Đoàn Mỹ Tho xuất sắc giành giải Nhất tập thể. Nhóm học sinh Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu xuất sắc giành giải nhóm, cá nhân. * Thị xã Cai Lậy có 3 nhãn hiệu lạp xưởng được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. * Đến thời điểm này, tỉnh Tiền Giang có 135/135 xã được công nhận xã nông thôn mới; 58 xã được công nhận xã nông thôn mới nâng cao; 10 xã được công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu; Toàn tỉnh có 7/11 huyện được công nhận huyện nông thôn mới gồm: Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây, Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành và Tân Phước. * Huyện Cái Bè công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang công nhận xã Mỹ Tân đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu. * Liên đoàn Lao động tỉnh Tiền Giang tặng mái ấm Công đoàn cho công đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn ở huyện Cái Bè. * Trường Chính trị Tiền Giang làm lễ bế giảng lớp Trung cấp chính trị và trao bằng tốt nghiệp cho 70 học viên hệ không tập trung. * Huyện Gò Công Đông tổng kết công tác bầu cử Trưởng ấp, khu phố. * Viện Cây ăn quả Miền Nam đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất. * Huyện ủy Gò Công Tây tổ chức Hội nghị đánh giá công tác Đảng cuối năm. * Huyện Cai Lậy thẩm định xét công nhận thị trấn Bình Phú đạt chuẩn Đô thị văn minh. * Công an huyện Tân Phước khởi tố 15 đối tượng đá gà ăn thua bằng tiền. * Ban Chỉ huy quân sự huyện Tân Phú Đông tổ chức khám sức khỏe cho thanh niên trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự năm 2025. * Huyện Tân Phước biểu dương người cao tuổi tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở. * Thư viện Khoa học thành phố Hồ Chí Minh sẽ thành sàn diễn thời trang. * Công an thành phố Hồ Chí Minh mời làm việc thanh niên đập ngã xe máy của người đang chở hàng. * Công an xử phạt tiền, tước bằng lái tài xế xe khách dừng đón khách giữa quốc lộ 26 và bắt ký cam kết. * Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố đề tham khảo đề thi đánh giá năng lực 2025. * Bộ Chính trị và Ban Bí thư kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ - Nguyên Chủ tịch Quốc hội và ông Nguyễn Văn Thể - Nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. * Thái Lan xin lỗi người hâm mộ và chúc mừng đội tuyển nữ Việt Nam. * Quân đội Mỹ tuyên bố sẳn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân. * Nga dùng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung tấn công Ukraine. * Lãnh đạo Triều Tiên cảnh báo chiến tranh hạt nhân. * IAEA thông qua nghị quyết về Iran giữa lúc phương T6ay thúc đẩy Tehran tới đàm phán. * Nhân viên an ninh Đại sứ quán Mỹ tại Na Uy bị bắt vì bị nghi làm gián điệp. * Rơi máy bay huấn luyện ở Morocco, 2 phi công tử nạn. * NATO phản ứng mạnh sau vụ Nga nả tên lửa vào Ukraine.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Việt Nam khuyến khích đầu tư vào những dự án có hàm lượng công nghệ cao

Tiếp tục các hoạt động trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới CHND Trung Hoa, ngày 13/5, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đi thăm tỉnh Phúc Kiến (Fujian), địa phương duyên hải nằm ở phía Đông Nam Trung Quốc.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự và phát biểu tại Tọa đàm Hợp tác kinh tế – thương mại Việt Nam – Trung Quốc (tỉnh Phúc Kiến)

Chiều 13/5, tại thành phố Phúc Châu (Fuzhou), tỉnh Phúc Kiến, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tới dự và phát biểu tại Tọa đàm Hợp tác kinh tế – thương mại Việt Nam – Trung Quốc (tỉnh Phúc Kiến). Tọa đàm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam phối hợp với tỉnh Phúc Kiến tổ chức. Dự tọa đàm có các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam; về phía Trung Quốc có Chủ tịch tỉnh Phúc Kiến Vu Vĩ Quốc (Yu Weiguo), Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hồng Tiểu Dũng (Hong Xiaoyong), cùng gần 300 doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc.

Tại cuộc tọa đàm, Chủ tịch tỉnh Phúc Kiến Vu Vĩ Quốc đã giới thiệu khái quát về Phúc Kiến – một trong những địa phương đi tiên phong trong việc triển khai chính sách cải cách và mở cửa của Trung Quốc. Kinh tế Phúc Kiến liên tục đạt mức tăng trưởng cao trong những năm qua – Năm 2016, GDP của tỉnh đạt 439 tỷ USD (đứng thứ 10 toàn Trung Quốc), GDP bình quân đầu người đạt trên 11.000 USD (đứng thứ 6)… Các lĩnh vực kinh tế chủ đạo của Phúc Kiến là điện tử, hóa dầu, chế tạo máy và thiết bị; các lĩnh vực có ưu thế cạnh tranh như nông nghiệp đang có bước phát triển mạnh, giá trị sản xuất thủy sản đứng thứ hai toàn Trung Quốc.

Với diện tích 124.000 km vuông, dân số gần 39 triệu người, Phúc Kiến có hệ thống hạ tầng giao thông khá phát triển, với khoảng 3.300 km đường sắt, 5.000 km đường cao tốc; sản lượng hàng hóa qua các cảng biển của Phúc Kiến mỗi năm là trên 450 triệu tấn… Hiện nay, Phúc Kiến đã thiết lập quan hệ thương mại với khoảng 225 quốc gia và vùng lãnh thổ, có quan hệ kết nghĩa với 90 tỉnh/thành của 30 quốc gia. Các chương trình kết nghĩa tỉnh/thành đã mang lại cho địa phương nhiều cơ hội mới, như thúc đẩy mối quan hệ cùng có lợi về kinh tế – thương mại, giáo dục, văn hóa…

Chủ tịch tỉnh Phúc Kiến Vu Vĩ Quốc cũng nhấn mạnh, tình cảm giữa người dân Phúc Kiến với Việt Nam, cũng như quan hệ giao thương giữa Phúc Kiến với Việt Nam là khá mật thiết. Năm 2016, kim ngạch thương mại song phương giữa Phúc Kiến và Việt Nam đạt 3,4 tỷ USD (tăng 13,8% so với năm 2015); Quý 1/2017 kim ngạch thương mại song phương đã đạt 820 triệu USD và đang duy trì xu hướng phát triển tốt. Trong 3 tháng qua, đã có 45 doanh nghiệp Phúc Kiến đầu tư sang Việt Nam với tổng giá trị 270 triệu USD. Chủ tịch tỉnh Phúc Kiến Vu Vĩ Quốc nhấn mạnh, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa tỉnh Phúc Kiến và Việt Nam chính là một trong những động lực phát triển của tỉnh.

Chủ tịch tỉnh Phúc Kiến Vu Vĩ Quốc khẳng định, việc tỉnh Phúc Kiến thiết lập quan hệ hữu nghị với tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam nhân dịp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Chủ tịch nước Trần Đại Quang là một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của tỉnh.

Phát biểu khai mạc cuộc tọa đàm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang bảy tỏ ấn tượng về những thành tựu to lớn, sự phát triển nhanh chóng của Phúc Kiến, trở thành một địa phương có trình độ phát triển hàng đầu Trung Quốc về xây dựng kết cấu hạ tầng, công nghệ cao, công nghiệp chế tạo, dịch vụ cảng biển… Phúc Kiến được biết đến là địa phương đi đầu của Trung Quốc trong công cuộc phát triển kinh tế khu vực duyên hải thời kỳ đổi mới, điển hình của việc triển khai ý tưởng “nhược điểu tiên phi” của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang thông báo, trong cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, các cuộc hội kiến với các Lãnh đạo cấp cao Trung Quốc, hai bên đã chia sẻ nhận thức chung về quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước; thống nhất tiếp tục củng cố, thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch, làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện vì lợi ích chung của hai nước, đồng thời góp phần tích cực vào việc thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững của khu vực và thế giới.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, Trung Quốc là một trong 10 đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam (tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 11,2 tỷ USD); đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong hơn 10 năm qua, với kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2016 đạt gần 72 tỷ USD. Với sự kết nối thuận tiện về đường biển, đường bộ và đường không, Việt Nam là cửa ngõ và cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc tại ASEAN. Ngoài ra, với nhiều di sản, thắng cảnh nổi tiếng như Vịnh Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang…, các đường bay liên tục được mở rộng sẽ tạo thêm sức hút hấp dẫn khách du lịch Trung Quốc đến với Việt Nam.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng nêu rõ, với định hướng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, phấn đấu đến năm 2020 đạt tăng trưởng GDP bình quân khoảng 6,5 – 7%, Việt Nam chú trọng phát huy hiệu quả mọi nguồn lực, trong đó khu vực doanh nghiệp tư nhân và đầu tư nước ngoài là động lực quan trọng để phát triển kinh tế; đi cùng với tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao tính hấp dẫn và năng lực cạnh tranh quốc gia để thu hút hiệu quả hơn nữa các nguồn lực trong và ngoài nước.

Khẳng định chủ trương nhất quán là bạn với tất cả các nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, Việt Nam kiên định hội nhập và hợp tác quốc tế trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng chủ quyền, lợi ích của mỗi nước; ưu tiên thúc đẩy quan hệ hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư với Trung Quốc. Trên cơ sở kết quả hợp tác tốt đẹp thời gian qua, Việt Nam mong muốn hai nước chủ động xây dựng định hướng, kế hoạch, giải pháp và lĩnh vực hợp tác cụ thể với tầm nhìn chiến lược dài hạn, tối đa hóa thế mạnh của mỗi nước, đặc biệt trong trong giai đoạn chủ nghĩa bảo hộ đang có dấu hiệu trỗi dậy hiện nay. Vì vậy, cộng đồng doanh nghiệp hai nước cần tiếp tục đóng vai trò khởi xướng các ý tưởng sáng tạo, tạo xung lực mới trong hợp tác kinh tế, nhất là về thương mại và đầu tư.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc nói chung và tỉnh Phúc Kiến nói riêng đầu tư vào những dự án có hàm lượng công nghệ cao, ưu tiên các lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, logistics, điện tử, công nghiệp hỗ trợ…, trong đó chú trọng bảo vệ môi trường, tham gia tích cực hơn vào các hoạt động bảo đảm an sinh xã hội tại Việt Nam.

Với đặc thù hai nước láng giềng có các tuyến đường biển – đường bộ – đường không – đường thủy tương đối phát triển; Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) đã có hiệu lực và nhiều sản phẩm mang tính bổ trợ cả về tiêu dùng và sản xuất, Việt Nam và Trung Quốc đang hướng tới mục tiêu sớm nâng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương lên 100 tỷ USD theo hướng cân bằng cán cân thương mại. Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị hai bên tạo điều kiện thuận lợi để các mặt hàng có thế mạnh được tiếp cận thị trường của nhau, nhất là hàng nông – thủy – hải sản đã qua chế biến, hàng điện tử, hàng tiêu dùng của Việt Nam và các sản phẩm công nghệ, linh kiện đầu vào phục vụ sản xuất, hàng nông sản, hàng tiêu dùng của Trung Quốc./.

ĐCSVN

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*