*** Thường trực HĐND tỉnh Tiền Giang thông báo về việc tổ chức Kỳ họp thứ 15 khóa X. * Thời gian họp: ngày 05, 06 và 09 tháng 12 năm 2024. * Khai mạc vào lúc 07 giờ 45 phút, ngày 05 tháng 12 năm 2024 (Truyền hình trực tiếp phiên khai mạc). * Địa điểm họp: Hội trường Ấp Bắc - Trung tâm Hội nghị tỉnh Tiền Giang. * Nội dung chương trình kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh gồm có: * Thường trực HĐND tỉnh báo cáo hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025; Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp thứ 15. * Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thông báo hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tham gia xây dựng chính quyền và ý kiến, kiến nghị của nhân dân năm 2024. * Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, kết quả thu, chi ngân sách; đầu tư công; kết quả thực hiện công tác phòng chống tham nhũng; kết quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2024 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. * Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh báo cáo công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố năm 2024; Tòa án nhân dân tỉnh báo cáo sơ kết công tác xét xử và hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2024; Cục Thi hành án dân sự tỉnh báo cáo công tác thi hành án dân sự năm 2024. * Thực hiện thảo luận, giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp. * Xem xét, thảo luận và thông qua Dự thảo các Nghị quyết thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh. * Kỳ họp được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình Tiền Giang gồm: * Trực tiếp Phiên khai mạc lúc 07 giờ 45 phút ngày 05 tháng 12 và trực tiếp Phiên họp Thường trực Hội đồng nhân tỉnh báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận Tổ đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu thảo luận tại Hội trường về những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, Ủy ban nhân dân tỉnh và Thủ trưởng các sở, ngành báo cáo giải trình, ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh; chất vấn và trả lời chất vấn dự kiến sáng ngày 09 tháng 12. * Thường trực HĐND tỉnh đề nghị Đại biểu HĐND nghiên cứu trước tài liệu để chương trình kỳ họp đảm bảo thời gian và đạt kết quả cao. * Thường trực HĐND tỉnh Tiền Giang xin thông báo đến Nhân dân trong tỉnh biết, theo dõi. * Trường Đại học Tiền Giang tổ chức đào tạo – tập huấn phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử và kinh tế số trong thời đại chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. * Bộ Tư pháp Mỹ hủy bỏ mọi vụ án liên bang chống lại ông Trump. * Ông Trump muốn kinh tế hóa Ukraine. * Nhà Trắng cho biết ông Biden sẽ dự lễ nhậm chức của ông Trump. * Thủ tướng Campuchia bác bỏ thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam. * Ông Biden và ông Macron chuẩn bị công bố thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah. * Chìm tàu du lịch ở Ai Cập: 28 người được cứu, 17 người mất tích. * EU khởi kiện Trung Quốc lên WTO về việc Trung Quốc áp thuế đối với rượu mạnh của EU.

Chưa tăng giá điện dịp trước, ngay sau Tết Nguyên đán

 Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định: Từ nay đến Tết Nguyên đán và ngay sau Tết không phải thời điểm đề xuất tăng giá điện. Nếu có đề xuất thì Bộ sẽ xem xét rất kỹ, cân nhắc, báo cáo Chính phủ.

Chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ ngày 18/1, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, theo chỉ đạo của Ban điều hành giá, năm 2019, Bộ sẽ xem xét việc tăng giá điện theo quy định, ở mức độ nào thì thuộc quyền quyết của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hay của Bộ Công Thương và mức độ nào thì thuộc thẩm quyền Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Công Thương cân nhắc thời điểm đề xuất điều chỉnh giá điện (Ảnh: K.D)

Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng khẳng định: “Từ nay đến Tết Nguyên đán và ngay sau Tết thì không phải thời điểm đề xuất tăng giá điện. Nếu có đề xuất thì Bộ sẽ xem xét rất kỹ, cân nhắc, báo cáo Chính phủ”.

Đồng thời, đại diện Bộ Công Thương cũng cho biết, chắc chắn, Bộ đề xuất các mặt hàng thiết yếu phải được đưa vào đúng giá cả thị trường, như mặt hàng xăng dầu, thì giá điện cũng vậy. “Chúng tôi sẽ xem xét kỹ chi phí phát sinh thực tế việc sản xuất điện trong thời điểm hiện nay và các tồn đọng từ trước đến nay, như việc chênh lệch tỷ giá, kể cả từ những năm 2015-2017, 2018 và nhiều yếu tố khác, để có đề xuất phù hợp nhất với tinh hình thực tiễn và đúng chỉ đạo là đưa các mặt hàng thiết yếu vào quy luật thị trường”.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng yêu cầu, EVN cần rà soát chi phí để cắt giảm tối đa chi phí sản xuất, đảm bảo công khai minh bạch trong cách tính giá điện, và chi phí tạo thành giá điện. “Chúng tôi sẽ trình Chính phủ vào thời điểm thích hợp. Làm sao phù hợp tại thời điểm, cho sản xuất kinh doanh và cho người tiêu dùng” – Thứ trưởng nói.

Vừa qua, EVN và Cục điều tiết Điện lực đã công bố chi phí giá của năm 2017. Tại cuộc họp này, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) cho biết, theo Quyết định 24 của Chính phủ, Bộ Công thương sẽ ban hành kế hoạch cung ứng điện trong năm 2019. Dựa trên kế hoạch đó, sẽ có văn bản chỉ đạo EVN xây dựng phương án điều hành giá điện. Nếu tính toán chi phí tăng 3 – 5%, EVN sẽ được quyền quyết định giá; từ 5 – 10%, Bộ Công thương sẽ thẩm định và báo cáo Ban điều hành giá của Chính phủ, trên cơ sở đó sẽ quyết định thời điểm tăng.

Theo đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, khi xây dựng các phương án giá điện, Bộ Công thương đều giao cho ngành điện tiến hành kiểm tra, đánh giá những tác động ảnh hưởng tới sinh hoạt, đời sống nhân dân, sản xuất của doanh nghiệp cũng như những tác động đến các chỉ số CPI, GDP.

“Chúng tôi phối hợp với Tổng Cục Thống kê tiến hành kiểm tra, đánh giá việc tăng giá điện tác động tới tất cả mọi đối tượng, đặc biệt là các hộ sản xuất tiêu thụ điện lớn như: doanh nghiệp sản xuất xi măng, sắt thép…”, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh.

 “Thời gian tới, sau khi xây dựng kế hoạch, báo cáo đánh giá, rà soát kiểm tra…, chúng tôi sẽ cân nhắc để chọn thời điểm tăng giá thích hợp” – Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực cho hay.

Năm 2018, lượng nước về các hồ thủy điện thấp hơn mọi năm và dự kiến năm 2019 sẽ là năm khô hạn. Như vậy, việc huy động các nguồn điện khí, nhiệt điện là rất lớn và điều này tất yếu sẽ tăng chi phí sản xuất điện.

Bộ Công Thương cho biết, một số mỏ khí cũng đang suy giảm khả năng cung cấp và đã phải tính đến sử dụng dầu và than nhiều hơn cho sản xuất điện. Hiện nay, Cục Điều tiết điện lực đã đề nghị Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) cũng như các chủ đầu tư xây dựng các phương án cung cấp nhiên liệu phục vụ cho sản xuất điện để đảm bảo khả năng nguồn cung điện trong năm 2019./.

Nguồn ĐCSVN

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*