Công bố Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2030
Rừng tràm U Minh. Ảnh: THANH QUANG
Phát triển vùng ĐBSCL trở thành vùng trọng điểm quốc gia về sản xuất nông nghiệp và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản; phát triển mạnh kinh tế biển, du lịch sinh thái cảnh quan sông nước.
Đồng thời, phát triển không gian vùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, mang đặc thù của vùng ĐBSCL nhằm phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường cảnh quan sinh thái đặc trưng của vùng hạ lưu sông Mêkông, đảm bảo an ninh quốc phòng”.
Đặc biệt Quyết định nhấn mạnh: Phát triển và bảo vệ các vùng sinh thái, cảnh quan tự nhiên đặc trưng gắn với chuyển đổi vùng sản xuất nông lâm nghiệp và bảo vệ tài nguyên nước trong vùng. Hình thành 06 vùng sinh thái nông nghiệp dựa trên trọng tâm phát triển nông nghiệp đa dạng và chuyên môn hóa cao, công nghiệp hóa và thương mại hóa nông nghiệp theo thế mạnh của từng vùng gồm: Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, dọc sông Tiền – sông Hậu, Tây sông Hậu, Bán đảo Cà Mau và ven biển Đông.
Trong đó, nhấn mạnh đến việc: “Bảo tồn và phát triển Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang và Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau; Bảo tồn nghiêm ngặt hệ thống rừng đặc dụng (tổng diện tích 95.000ha); bảo tồn, phát triển và kết nối các vùng cây ăn trái khu vực sông Tiền sông Hậu, từ phía thượng nguồn đến giáp tiểu vùng ven biển Đông, đặc biệt thuộc các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang.
Quyết định 68 được xem là “bộ khung” quan trọng để các bộ ngành và các tỉnh, thành ĐBSCL phối hợp thực hiện đồng bộ các lĩnh vực sản xuất: Nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, thủy lợi, giao thông, cung cấp nước, phát triển đô thị và dân cư nông thôn.
Quyết định cũng đưa ra nhiều giải pháp để: Quản lý nước tổng hợp và tăng cường an ninh nguồn nước; Quy hoạch các hồ, bàu nước tự nhiên, chủ động trữ nước và điều tiết nước trong vùng, sử dụng tuần hoàn và tiết kiệm; Đa dạng nguồn cấp nước để chủ động nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất; tăng cường sử dụng nước mưa và tái phục hồi nguồn nước ngầm; Phát triển kinh tế trên cơ sở quản lý và sử dụng tài nguyên hiệu quả; tăng cường áp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật để tiết kiệm nước, năng lượng và bảo vệ đất đai trong sản xuất nông nghiệp, phát triển đô thị; Phát triển đồng bộ hệ thống giao thông thủy, bộ đảm bảo nhu cầu vận tải và sử dụng tài nguyên hiệu quả; Phát triển năng lượng sạch, tái tạo, từng bước chuyển đổi sử dụng năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo, có tính bền vững.
0 Bình luận
Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.