*** Tỉnh Đoàn Tiền Giang tổng kết và trao giải cuộc thi Ý tưởng giao thông thông minh. * Ban Tổ chức chọn ra 7 tập thể và 11 cá nhân để trao giải. * Thành Đoàn Mỹ Tho xuất sắc giành giải Nhất tập thể. Nhóm học sinh Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu xuất sắc giành giải nhóm, cá nhân. * Thị xã Cai Lậy có 3 nhãn hiệu lạp xưởng được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. * Đến thời điểm này, tỉnh Tiền Giang có 135/135 xã được công nhận xã nông thôn mới; 58 xã được công nhận xã nông thôn mới nâng cao; 10 xã được công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu; Toàn tỉnh có 7/11 huyện được công nhận huyện nông thôn mới gồm: Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây, Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành và Tân Phước. * Huyện Cái Bè công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang công nhận xã Mỹ Tân đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu. * Liên đoàn Lao động tỉnh Tiền Giang tặng mái ấm Công đoàn cho công đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn ở huyện Cái Bè. * Trường Chính trị Tiền Giang làm lễ bế giảng lớp Trung cấp chính trị và trao bằng tốt nghiệp cho 70 học viên hệ không tập trung. * Huyện Gò Công Đông tổng kết công tác bầu cử Trưởng ấp, khu phố. * Viện Cây ăn quả Miền Nam đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất. * Huyện ủy Gò Công Tây tổ chức Hội nghị đánh giá công tác Đảng cuối năm. * Huyện Cai Lậy thẩm định xét công nhận thị trấn Bình Phú đạt chuẩn Đô thị văn minh. * Công an huyện Tân Phước khởi tố 15 đối tượng đá gà ăn thua bằng tiền. * Ban Chỉ huy quân sự huyện Tân Phú Đông tổ chức khám sức khỏe cho thanh niên trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự năm 2025. * Huyện Tân Phước biểu dương người cao tuổi tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở. * Thư viện Khoa học thành phố Hồ Chí Minh sẽ thành sàn diễn thời trang. * Công an thành phố Hồ Chí Minh mời làm việc thanh niên đập ngã xe máy của người đang chở hàng. * Công an xử phạt tiền, tước bằng lái tài xế xe khách dừng đón khách giữa quốc lộ 26 và bắt ký cam kết. * Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố đề tham khảo đề thi đánh giá năng lực 2025. * Bộ Chính trị và Ban Bí thư kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ - Nguyên Chủ tịch Quốc hội và ông Nguyễn Văn Thể - Nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. * Thái Lan xin lỗi người hâm mộ và chúc mừng đội tuyển nữ Việt Nam. * Quân đội Mỹ tuyên bố sẳn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân. * Nga dùng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung tấn công Ukraine. * Lãnh đạo Triều Tiên cảnh báo chiến tranh hạt nhân. * IAEA thông qua nghị quyết về Iran giữa lúc phương T6ay thúc đẩy Tehran tới đàm phán. * Nhân viên an ninh Đại sứ quán Mỹ tại Na Uy bị bắt vì bị nghi làm gián điệp. * Rơi máy bay huấn luyện ở Morocco, 2 phi công tử nạn. * NATO phản ứng mạnh sau vụ Nga nả tên lửa vào Ukraine.

COVID-19: Màu đỏ lan đến Trung Quốc, Đông Nam Á tăng mạnh

Khu vực dịch tễ Tây Thái Bình Dương mà WHO xếp Việt Nam vào chiếm tới gần một nửa số ca COVID-19 toàn cầu trong chu kỳ 28 ngày gần nhất, với số mắc và số tử vong đều tăng.

  Theo báo cáo dịch tễ mà Báo Người Lao Động nhận được từ WHO sáng 26-5, trong chu kỳ thống kê 28 ngày gần nhất, toàn thế giới ghi nhận thêm gần 2,3 triệu ca mắc mới và gần 15.000 ca tử vong mới do COVID-19.

Trong đó “nóng nhất” là Tây Thái Bình Dương, khu vực dịch tễ bao gồm một phần Đông – Đông Nam Á địa lý, châu Úc và các đảo quốc Thái Bình Dương.

COVID-19: Màu đỏ lan đến Trung Quốc, Đông Nam Á tăng mạnh - Ảnh 1.

Bản đồ thể hiện sự thay đổi về tỉ lệ số ca mắc mới với màu cam, đỏ tượng trưng cho mức tăng và tăng mạnh; xanh lá và xanh là giảm và giảm mạnh – Ảnh: WHO

Khu vực này báo cáo hơn 1,052 triệu ca COVID-19 mới cho dù nhiều nước trong khu vực cho biết đã giảm xét nghiệm tầm soát. Con số này tăng 38% so với chu kỳ trước. Tây Thái Bình Dương cũng có 1.456 ca tử vong mới, tăng 9%.

Màu đỏ và cam đã bao trùm hầu hết toàn bộ khu vực này trên cả hai bản đồ thể hiện sự thay đổi về tỉ lệ số ca mắc mới và số ca tử vong mới, so với chu kỳ 28 ngày trước đó.

Trong khi sắc đỏ, cam đã bao trùm khu vực thuộc Đông Nam Á địa lý, châu Úc, Nhật, Hàn từ tuần trước, thì thay đổi lớn nhất của tuần này là màu đỏ đã xuất hiện ở Trung Quốc trên cả 2 bản đồ, cho thấy sự chấm dứt chu kỳ sụt giảm mạnh sau làn sóng cuối 2022 – đầu 2023.

Tin tốt là Việt Nam không còn bị “điểm danh” trong danh sách các nước có sự thay đổi về tỉ lệ hay số ca ghi nhận lớn nhất như vài tuần trước.

Tại khu vực này, Mông Cổ, Papua New Guinea, Brunei có sự thay đổi lớn nhất về tỉ lệ ca mắc, dù số ca nhiều nhất báo cáo từ Hàn Quốc (462.726 ca, tăng 52%), Nhật Bản (164.367 ca, giảm 24%) và Úc (125.992 ca, tăng 49%), cũng là ba nước chiếm hầu hết số ca tử vong được báo cáo.

Có 40% quốc gia Tây Thái Bình Dương vẫn báo cáo mức tăng cao về số ca mắc COVID-19 mới (tăng trên 20%).

Khu vực dịch tễ Đông Nam Á (gồm một phần Đông Nam Á và Nam Á địa lý) lần đầu tiên báo cáo số ca giảm 31% sau nhiều tuần dù số tử vong tăng 61%. Mức giảm chủ yếu do sự hạ nhiệt ở Ấn Độ và các quốc gia Tây Á, cho dù Ấn Độ vẫn báo cáo số ca mắc và tử vong cao nhất (95.472 ca mắc, 503 ca tử vong).

Mức tăng cao ghi nhận ở Indonesia (tăng 92%), Thái Lan (357%) và Myanmar (1.235%). Tuy vậy Đông Nam Á vẫn chỉ xếp thứ tư thế giới về số ca mắc.

Số ca mắc cao thứ 2 và 3 lần lượt thuộc về châu Âu (572.906 ca) và châu Mỹ (484.889 ca), lần lượt giảm 45% và giảm 41% so với chu kỳ trước. Đông Địa Trung Hải và châu Phi báo cáo số ca không đáng kể.

XBB.1.5 vẫn là dòng biến chủng thống trị toàn cầu với tỉ lệ 41,57%. Tuy nhiên tỉ lệ này đang bị lấn át bởi sự gia tăng của các dòng XBB.1.16 (13,17%), XBB.1.9.1 (15,65%), XBB.1.9.2 (5,15%), XBB.2.3 (3,59%) và các XBB khác (10,8%).

Hiện XBB.1.5 và XBB.1.16 vẫn được xếp vào nhóm VOI (các biến chủng cần quan tâm) trong khi 4 dòng XBB khác kể trên cùng với BA.2.75, CH.1.1, BQ.1 được xếp vào nhóm VUM (biến chủng đang được theo dõi). Cả VOI và VUM đều thấp hơn VOC (biến chủng gây lo ngại) như chủng gốc, Alpha, Delta, Omicron ban đầu…

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*