Đàm phán Iran/P5+1: Iran đưa ra đề xuất đột phá

Đề xuất có tựa đề “Khép lại cuộc khủng hoảng không cần thiết và mở ra chân trời mới”, bao gồm 3 bước nhằm giải quyết tranh cãi trong thời hạn 1 năm.

Nhóm P5+1 (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức) vừa tiến hành vòng đàm phán mới với Iran về chương trình hạt nhân của nước này tại Geneva (Thụy Sĩ) trong hai ngày 15-16/10.

Tại cuộc đàm phán, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã đưa ra đề xuất “Khép lại cuộc khủng hoảng không cần thiết và mở ra chân trời mới”. Và đề xuất này trở thành một đề xuất đột phá của Iran vì Tehran đồng ý cho phép thanh tra các cơ sở hạt nhân của nước này.

1

 

Tuyên bố chung do Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại, bà Catherine Ashton, đọc trước báo giới trên cương vị người chủ trì, cho biết vòng đàm phán lần này diễn ra “thực chất, tạo cơ hội cho các vòng đàm phán tiếp theo” và “đề xuất do Iran đưa ra là nền tảng và sự đóng góp quan trọng cho tiến trình đàm phán”. Tuyên bố ghi nhận sự thay đổi đáng chú ý từ phía Iran kể từ khi Tổng thống Hassan Rowhani lên cầm quyền hồi tháng Tám vừa qua. Không cho biết cụ thể, song tuyên bố khẳng định kế hoạch đại cương do Ngoại trưởng Iran đưa ra có thể giúp xua tan nghi ngờ xung quanh chương trình hạt nhân của nước này. Tuyên bố cũng cho biết các bên nhất trí tổ chức vòng đàm phán tiếp theo trong các ngày 7-8/11 tới, cũng ở Geneva.

 

Đánh giá kết quả vòng đàm phán mới, giới chức ngoại giao Mỹ nhận xét vòng đàm phán diễn ra căng thẳng, nhưng rất cụ thể và thẳng thắn. Phía Iran tham gia với thái độ nghiêm túc chưa từng có từ trước tới nay và đã tỏ ý sẵn sàng thu nhỏ quy mô các hoạt động hạt nhân nhạy cảm nhằm đổi lấy sự nới lỏng các đòn trừng phạt kinh tế từ phía Mỹ và phương Tây. Tuy nhiên, Mỹ và Iran còn bất đồng về nội dung nới lỏng các biện pháp trừng phạt (nếu có) trong trường hợp Iran hạn chế chương trình hạt nhân và về lập trường cho rằng bất kỳ sự nới lỏng nào cũng phải phù hợp với hành động của Iran. Với những dấu hiệu tích cực này, Mỹ hy vọng hai bên sẽ bàn thảo các chi tiết liên quan tới chương trình hạt nhân của Iran tại vòng đàm phán tiếp theo.

 

Nhà đàm phán Nga, Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov thừa nhận kết quả vòng đàm phán lần này khả quan hơn vòng đàm phán trước đó, diễn ra hồi tháng 4 vừa qua ở Kazakhstan. Tuy nhiên, ông cho biết các cuộc đàm phán diễn ra khó khăn, đôi lúc căng thẳng và không dự đoán được. Ông Ryabkov cho rằng vòng đàm phán này lẽ ra đã đạt kết quả tốt hơn do các bên tham gia còn “thiếu tin cậy lẫn nhau ở mức cần thiết”. Ngày 17/10, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich cho rằng cuộc đàm phán vừa diễn ra là “rất có triển vọng”, đồng thời đánh giá các đề xuất mới của Tehran có thể tạo ra tiến triển hướng tới chấm dứt bất đồng giữa các cường quốc thế giới và Nhà nước Hồi giáo này.

 

Đức cũng có thái độ tích cực, khẳng định vọng đàm phán mới làm gia tăng hy vọng tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho vấn đề hạt nhân của Iran.

 

Về phía Iran, Ngoại trưởng đồng thời là Trưởng phái đoàn đàm phán Zarif bày tỏ nguyện vọng muốn mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ ngoại giao giữa Iran với Mỹ và phương Tây sau hơn một thập kỷ căng thẳng. Phía Iran cũng ngỏ ý sẵn sàng để các thanh sát viên của LHQ tiếp cận rộng rãi hơn với chương trình hạt nhân của nước này.

 

Tiến trình đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran ngừng trệ từ sau vòng đàm phán hồi tháng 4 vừa qua ở  Kazakhstan, khi Iran từ chối hạn chế một số  hoạt động làm giàu urani nhạy cảm để đổi lấy việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt nhằm vào nước này. Tuy nhiên, sau khi lên nắm quyền tháng 8 vừa qua, Tổng thống mới của Iran, Hassan Rowhani theo đuổi chính sách ngoại giao mềm mỏng nhằm xoa dịu căng thẳng với Mỹ và phương Tây, trong nỗ lực thoát khỏi các lệnh trừng phạt liên quan đến chương trình hạt nhân của Tehran và cam kết đảm bảo sự minh bạch về chương trình hạt nhân của Iran, đổi lại các nước phương Tây cũng cần hủy bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Iran.

 

Trước đó, ngày 27/9, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Iran H. Rowhani đã có cuộc điện đàm đầu tiên. Hai vị Tổng thống khẳng định mong muốn sớm có một giải pháp về chương trình hạt nhân của Iran, vốn bị Mỹ và phương Tây tố cáo là nhằm để chế tạo vũ khí hạt nhân. Cuộc điện đàm kéo dài 15 phút được cho là kết quả chính sách ngoại giao cởi mở của ông Rowhani nhằm xoa dịu căng thẳng với Mỹ, phương Tây để tháo gỡ các lệnh trừng phạt gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Iran. Đây là cuộc điện đàm lần đầu tiên giữa lãnh đạo hai nước kể từ 1979, thời điểm quan hệ Mỹ-Iran bắt đầu trở nên căng thẳng do các sinh viên Iran chiếm Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Tehran và bắt 63 người Mỹ làm con tin trong 444 ngày. Hành động này đã châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng chính trị giữa Mỹ và Iran kéo dài hơn 30 năm nay.

 

Cũng trong xu thế này, ngày 26/9, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp của Iran, Javad Zarif, cũng đã có buổi hội đàm cấp cao để thảo luận về chương trình hạt nhân của Tehran. Trước đó, một quan chức Mỹ (không nêu tên) ngày 14/10 cho biết Washington sẵn sàng xóa những lệnh trừng phạt kinh tế Iran với điều kiện Iran đưa ra đề xuất rõ ràng về chương trình hạt nhân của nước này.

 

Hội đồng Bảo an LHQ đã từng đề nghị Iran từ bỏ chương trình làm giàu urani của nước này. Nhưng Tehran đã bác bỏ đề nghị nói trên kể từ năm 2006, hậu quả là phải gánh chịu nhiều lệnh trừng phạt từ LHQ, Mỹ và phương Tây./.Đề xuất có tựa đề “Khép lại cuộc khủng hoảng không cần thiết và mở ra chân trời mới”, bao gồm 3 bước nhằm giải quyết tranh cãi trong thời hạn 1 năm.

Nhóm P5+1 (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức) vừa tiến hành vòng đàm phán mới với Iran về chương trình hạt nhân của nước này tại Geneva (Thụy Sĩ) trong hai ngày 15-16/10.

Tại cuộc đàm phán, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã đưa ra đề xuất “Khép lại cuộc khủng hoảng không cần thiết và mở ra chân trời mới”. Và đề xuất này trở thành một đề xuất đột phá của Iran vì Tehran đồng ý cho phép thanh tra các cơ sở hạt nhân của nước này.

Tuyên bố chung do Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại, bà Catherine Ashton, đọc trước báo giới trên cương vị người chủ trì, cho biết vòng đàm phán lần này diễn ra “thực chất, tạo cơ hội cho các vòng đàm phán tiếp theo” và “đề xuất do Iran đưa ra là nền tảng và sự đóng góp quan trọng cho tiến trình đàm phán”. Tuyên bố ghi nhận sự thay đổi đáng chú ý từ phía Iran kể từ khi Tổng thống Hassan Rowhani lên cầm quyền hồi tháng Tám vừa qua. Không cho biết cụ thể, song tuyên bố khẳng định kế hoạch đại cương do Ngoại trưởng Iran đưa ra có thể giúp xua tan nghi ngờ xung quanh chương trình hạt nhân của nước này. Tuyên bố cũng cho biết các bên nhất trí tổ chức vòng đàm phán tiếp theo trong các ngày 7-8/11 tới, cũng ở Geneva.

Đánh giá kết quả vòng đàm phán mới, giới chức ngoại giao Mỹ nhận xét vòng đàm phán diễn ra căng thẳng, nhưng rất cụ thể và thẳng thắn. Phía Iran tham gia với thái độ nghiêm túc chưa từng có từ trước tới nay và đã tỏ ý sẵn sàng thu nhỏ quy mô các hoạt động hạt nhân nhạy cảm nhằm đổi lấy sự nới lỏng các đòn trừng phạt kinh tế từ phía Mỹ và phương Tây. Tuy nhiên, Mỹ và Iran còn bất đồng về nội dung nới lỏng các biện pháp trừng phạt (nếu có) trong trường hợp Iran hạn chế chương trình hạt nhân và về lập trường cho rằng bất kỳ sự nới lỏng nào cũng phải phù hợp với hành động của Iran. Với những dấu hiệu tích cực này, Mỹ hy vọng hai bên sẽ bàn thảo các chi tiết liên quan tới chương trình hạt nhân của Iran tại vòng đàm phán tiếp theo.

Nhà đàm phán Nga, Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov thừa nhận kết quả vòng đàm phán lần này khả quan hơn vòng đàm phán trước đó, diễn ra hồi tháng 4 vừa qua ở Kazakhstan. Tuy nhiên, ông cho biết các cuộc đàm phán diễn ra khó khăn, đôi lúc căng thẳng và không dự đoán được. Ông Ryabkov cho rằng vòng đàm phán này lẽ ra đã đạt kết quả tốt hơn do các bên tham gia còn “thiếu tin cậy lẫn nhau ở mức cần thiết”. Ngày 17/10, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich cho rằng cuộc đàm phán vừa diễn ra là “rất có triển vọng”, đồng thời đánh giá các đề xuất mới của Tehran có thể tạo ra tiến triển hướng tới chấm dứt bất đồng giữa các cường quốc thế giới và Nhà nước Hồi giáo này.

Đức cũng có thái độ tích cực, khẳng định vọng đàm phán mới làm gia tăng hy vọng tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho vấn đề hạt nhân của Iran.

Về phía Iran, Ngoại trưởng đồng thời là Trưởng phái đoàn đàm phán Zarif bày tỏ nguyện vọng muốn mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ ngoại giao giữa Iran với Mỹ và phương Tây sau hơn một thập kỷ căng thẳng. Phía Iran cũng ngỏ ý sẵn sàng để các thanh sát viên của LHQ tiếp cận rộng rãi hơn với chương trình hạt nhân của nước này.

Tiến trình đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran ngừng trệ từ sau vòng đàm phán hồi tháng 4 vừa qua ở  Kazakhstan, khi Iran từ chối hạn chế một số  hoạt động làm giàu urani nhạy cảm để đổi lấy việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt nhằm vào nước này. Tuy nhiên, sau khi lên nắm quyền tháng 8 vừa qua, Tổng thống mới của Iran, Hassan Rowhani theo đuổi chính sách ngoại giao mềm mỏng nhằm xoa dịu căng thẳng với Mỹ và phương Tây, trong nỗ lực thoát khỏi các lệnh trừng phạt liên quan đến chương trình hạt nhân của Tehran và cam kết đảm bảo sự minh bạch về chương trình hạt nhân của Iran, đổi lại các nước phương Tây cũng cần hủy bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Iran.

Trước đó, ngày 27/9, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Iran H. Rowhani đã có cuộc điện đàm đầu tiên. Hai vị Tổng thống khẳng định mong muốn sớm có một giải pháp về chương trình hạt nhân của Iran, vốn bị Mỹ và phương Tây tố cáo là nhằm để chế tạo vũ khí hạt nhân. Cuộc điện đàm kéo dài 15 phút được cho là kết quả chính sách ngoại giao cởi mở của ông Rowhani nhằm xoa dịu căng thẳng với Mỹ, phương Tây để tháo gỡ các lệnh trừng phạt gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Iran. Đây là cuộc điện đàm lần đầu tiên giữa lãnh đạo hai nước kể từ 1979, thời điểm quan hệ Mỹ-Iran bắt đầu trở nên căng thẳng do các sinh viên Iran chiếm Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Tehran và bắt 63 người Mỹ làm con tin trong 444 ngày. Hành động này đã châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng chính trị giữa Mỹ và Iran kéo dài hơn 30 năm nay.

Cũng trong xu thế này, ngày 26/9, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp của Iran, Javad Zarif, cũng đã có buổi hội đàm cấp cao để thảo luận về chương trình hạt nhân của Tehran. Trước đó, một quan chức Mỹ (không nêu tên) ngày 14/10 cho biết Washington sẵn sàng xóa những lệnh trừng phạt kinh tế Iran với điều kiện Iran đưa ra đề xuất rõ ràng về chương trình hạt nhân của nước này.

Hội đồng Bảo an LHQ đã từng đề nghị Iran từ bỏ chương trình làm giàu urani của nước này. Nhưng Tehran đã bác bỏ đề nghị nói trên kể từ năm 2006, hậu quả là phải gánh chịu nhiều lệnh trừng phạt từ LHQ, Mỹ và phương Tây./.

Nguồn Báo  ĐTCP