Đề xuất giải pháp lấy nước mặn để xả ô nhiễm và sạt lở vùng ngọt hóa Gò Công
(THTG) Ông Lê Văn Hưởng – chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang và ông Phạm Anh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang vừa chủ trì buổi thảo luận tìm kiếm giải pháp cho vấn đề vệ sinh môi trường và sạt lở tại vùng ngọt hóa Gò Công.
Theo trình bày của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), để giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường và sạt lở đang diễn ra ngày càng gay gắt tại vùng ngọt hóa Gò Công trong thời gian đóng cống ngăn mặn kéo dài, Sở NN&PTNT đã tham khảo các chuyên gia, nhà khoa học của các viện trường và Bộ NN&PTNT, nghiên cứu giải pháp được đề xuất là vận hành lấy nước mặn vào xả ô nhiễm.
Đại biểu thảo luận, trao đổi tại hội nghị. Ảnh: Trần Liêm
Tại hội nghị, lãnh đạo các địa phương và các sở ngành, cùng lãnh đạo UBND tỉnh Tiền Giang đã thảo luận, trao đổi các giải pháp khả thi trong tình hình hiện nay, trong điều kiện các con kênh ô nhiễm môi trường do thời gian đóng cống quá dài, cùng nhiều vấn đề liên quan để có giải pháp trước mắt và lâu dài cho tình hình này.
Theo các đại biểu, ngoài vấn đề ô nhiễm, sạt lở, còn có nguy cơ dịch bệnh… vì vậy, các giải pháp trước mắt cần xử lý các điểm sạt lở và hỗ trợ cho thị xã Gò Công xử lý tình hình nước tù động trong hệ thống cống, kênh dẫn vào nội ô và tại các cống ra các cửa sông.
Ông Lê Văn Hưởng – Chủ tịch UBDN tỉnh phát biểu chỉ đạo tạo hội nghị. Ảnh: Trần Liêm
Về lâu dài, giải pháp vận hành lấy nước mặn vào xả ô nhiễm và sạt lở được xem là giải pháp chiến lược cho vùng ngọt hóa Gò Công. Tuy nhiên, cần đánh giá kỹ khi mở cống đưa nước mặn vào và đóng kịp thời, tính toán thời gian để xả mặn và đóng trở lại, đảm bảo cuộc sống và sản xuất cho người dân vùng ngọt hóa.
Thanh Thảo
0 Bình luận
Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.