Điện Biên Phủ – Đỉnh cao của nghệ thuật quân sự trong truyền thống giữ nước
(THTG) Nói đến Chiến thắng Điện Biên Phủ, nhiều bài học sâu sắc và ý nghĩa được rút ra từ các nhà nghiên cứu Lịch sử chuyên gia khoa học về quân sự đều cho rằng: Chiến thắng Điện Biên Phủ, một lần nữa chứng minh cho thế giới biết rằng thế nào là phương châm “Lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh”, đây được xem là nghệ thuật quân sự đỉnh cao của cách mạng Việt Nam.
Với Tập đoàn Cứ Điểm Điện Biên Phủ, Pháp coi đây là Cứ điểm bậc nhất Đông Dương, là pháo đài bất khả xâm Phạm. Địch cho rằng Quân đội Nhân dân Việt nam không đủ nguồn lực và tiềm năng để tấn công. Với truyền thống hàng ngàn năm giữ nước, kế thừa tư duy thao lược của ông cha, phân tích sai lầm của địch, Trung ương Đảng đã sáng suốt đưa ra phương châm lãnh đạo, biến cái mà địch cho là ta không thể, thành có thể.
Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu. Ảnh: Quang Vinh
Không có xe, thì dùng sức người kéo pháo lên đỉnh đồi, dọc theo sườn núi, bố trí trận địa. Cũng với sức người ấy, ta lại băng rừng, ngược dốc, tiếp tế đạn dược, lương thực, thuốc men, đảm bảo hậu cần kỹ thuật phục vụ chiến trường.
Chỉ với súng trường, để tiếp cận mục tiêu, cự ly ngắn nhất có thể, ta bí mật thiết lập hệ thống giao thông hào liên hoàn. Đây là phương án tác chiến vượt ngoài phán đoán, khiến địch không hề ngờ đến. Chính sự sáng tạo táo bạo ấy mà ngay trong khâu bố trí trận địa, chọn cách đánh, lối đánh của ta đã mang yếu tố bất ngờ, chuyển thế yếu thành nhân tố sức mạnh trong trận Điện Biên Phủ.
Nhà thơ Tố Hữu đã rất chính xác khi viết nên những câu thơ :
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!
Những đồng chí thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ Châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão.
Thật vậy, với hệ thống trận địa đã bố trí, bộ đội ta vừa tiến công, vừa bao vây cô lập, cắt đứt hoàn toàn việc tiếp tế hậu cần đường không, đẩy hơn 1 vạn quân địch tại cứ điểm Điện Biên Phủ rơi vào nguy khốn, dẫn đến tan rã, đầu hàng. Điện Biên Phủ thắng lợi “lừng lẫy năm Châu, chấn động địa cầu”, là sự phát triển đỉnh cao của nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam
Nhìn lại lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước, không phải ngẫu nhiên từ truyền thuyết Tre Ngà Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân lại bước vào đời sống, đi vào thực tiễn bằng ngọn tầm vông thời chống Pháp, đến chiếc chông tre thời chống Mỹ ngay ở thế kỷ 20 anh hùng.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Tổng tư lệnh của chiến dịch. Ảnh: Quang Vinh
Xúc động, tự hào về lịch sử chống ngoại xâm giữ nước oai hùng của dân tộc, trong bài Ca Trên đất nước vua hùng hôm nay của tác giả Tuấn Vinh có đoạn chứa chan tình yêu quê hương đất nước sâu nặng.
Đúng như lời bài hát, không phải ngẫu nhiên từ cọc gỗ Bạch Đằng, giúp Ngô Quyền đánh bại quân Nam hán vào năm 938, rồi đến Trần Hưng Đạo tiếp nối, 3 lần đánh bại Nguyên Mông vào các năm 1225, 1285 rồi 1288. Đến Thế kỷ 18, trên sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút, thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, dưới sự chỉ huy của người Anh hùng Dân tộc Nguyễn Huệ đã làm nên chiến thắng lẫy lừng, tiêu diệt gần 5 vạn quân Xiêm, giữ yên bờ cõi.
Bước vào thế kỷ 20 Anh hùng, cũng chính trên đoạn sông Tiền nầy, dưới sự lãnh chỉ đạo của Khu ủy khu 8, Tỉnh ủy Mỹ Tho, quân dân ta một lần nữa đánh bại chiến thuật Hạm đội nhỏ trên Sông của Mỹ – Ngụy, bằng chiến thắng Bà Rài Rạch – Ruộng năm 1967, khiến Đế quốc Mỹ chịu thất bại hoàn toàn trên chiến trường miền Nam Việt Nam, Ta giải phóng Sài Gòn, non sông liền một dãi.
Văn Phấn
0 Bình luận
Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.