*** Thường trực HĐND tỉnh Tiền Giang thông báo về việc tổ chức Kỳ họp thứ 15 khóa X. * Thời gian họp: ngày 05, 06 và 09 tháng 12 năm 2024. * Khai mạc vào lúc 07 giờ 45 phút, ngày 05 tháng 12 năm 2024 (Truyền hình trực tiếp phiên khai mạc). * Địa điểm họp: Hội trường Ấp Bắc - Trung tâm Hội nghị tỉnh Tiền Giang. * Nội dung chương trình kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh gồm có: * Thường trực HĐND tỉnh báo cáo hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025; Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp thứ 15. * Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thông báo hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tham gia xây dựng chính quyền và ý kiến, kiến nghị của nhân dân năm 2024. * Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, kết quả thu, chi ngân sách; đầu tư công; kết quả thực hiện công tác phòng chống tham nhũng; kết quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2024 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. * Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh báo cáo công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố năm 2024; Tòa án nhân dân tỉnh báo cáo sơ kết công tác xét xử và hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2024; Cục Thi hành án dân sự tỉnh báo cáo công tác thi hành án dân sự năm 2024. * Thực hiện thảo luận, giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp. * Xem xét, thảo luận và thông qua Dự thảo các Nghị quyết thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh. * Kỳ họp được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình Tiền Giang gồm: * Trực tiếp Phiên khai mạc lúc 07 giờ 45 phút ngày 05 tháng 12 và trực tiếp Phiên họp Thường trực Hội đồng nhân tỉnh báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận Tổ đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu thảo luận tại Hội trường về những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, Ủy ban nhân dân tỉnh và Thủ trưởng các sở, ngành báo cáo giải trình, ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh; chất vấn và trả lời chất vấn dự kiến sáng ngày 09 tháng 12. * Thường trực HĐND tỉnh đề nghị Đại biểu HĐND nghiên cứu trước tài liệu để chương trình kỳ họp đảm bảo thời gian và đạt kết quả cao. * Thường trực HĐND tỉnh Tiền Giang xin thông báo đến Nhân dân trong tỉnh biết, theo dõi. * Trường Đại học Tiền Giang tổ chức đào tạo – tập huấn phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử và kinh tế số trong thời đại chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. * Bộ Tư pháp Mỹ hủy bỏ mọi vụ án liên bang chống lại ông Trump. * Ông Trump muốn kinh tế hóa Ukraine. * Nhà Trắng cho biết ông Biden sẽ dự lễ nhậm chức của ông Trump. * Thủ tướng Campuchia bác bỏ thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam. * Ông Biden và ông Macron chuẩn bị công bố thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah. * Chìm tàu du lịch ở Ai Cập: 28 người được cứu, 17 người mất tích. * EU khởi kiện Trung Quốc lên WTO về việc Trung Quốc áp thuế đối với rượu mạnh của EU.

Đòn bẩy cho xuất khẩu nông sản

Việc đưa trái cây tươi đi các tỉnh chưa mang lại hiệu quả kinh tế do tỉ lệ dập nát cao trong quá trình vận chuyển

 ĐBSCL đóng góp rất lớn sản lượng nông thủy sản cho xuất khẩu nhưng hạ tầng trong vùng chưa được đầu tư tương xứng. Theo các chuyên gia, việc hình thành trung tâm logistics lớn chính là đòn bẩy để đẩy mạnh năng lực tiêu thụ trái cây cho nông dân cũng như giúp doanh nghiệp (DN) giảm chi phí vận chuyển.

Thiếu kho bảo quản

Khâu bảo quản là điểm yếu trong việc xuất khẩu nông sản. Toàn vùng ĐBSCL chỉ có 6 kho lạnh, tập trung tại Long An, TP Cần Thơ, Hậu Giang với công suất 50.000 tấn, không đáp ứng được năng lực sản xuất. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá bảo quản nông sản sau thu hoạch là khâu yếu trong vùng, tổn thất nông sản sau thu hoạch dao động từ 10%-20%. Hạ tầng cơ sở như phương tiện vận tải, kho lưu trữ, bảo quản không phù hợp và chưa đủ đáp ứng; công nghệ bảo quản tiên tiến chưa được nghiên cứu, chuyển giao đưa vào ứng dụng phổ biến.

Đơn cử, ở mặt hàng trái cây, thời gian tiêu thụ từ 3-5 ngày, trái cây chín thì giá sẽ xuống rất nhanh và có thể mất trắng. Việc đưa trái cây tươi đi các tỉnh chưa mang lại hiệu quả kinh tế do tỉ lệ dập nát cao trong quá trình vận chuyển. Trong khi đó, người nông dân chỉ gặp 1-2 thương nhân mua tại vườn nên khó có cơ hội bán đúng giá. Ông Trần Phú Quốc, Giám đốc HTX Mãng cầu xiêm Thuận Hòa (tỉnh Hậu Giang), chia sẻ: “Do trái cây dễ bị dập khi vận chuyển xa nên nông dân chỉ tiêu thụ tại chỗ, hay vận chuyển trái cây đến nơi gần, ngại đưa đi các tỉnh xa, nhất là phía Bắc để xuất khẩu. Đầu tư hệ thống bảo quản trái cây được lâu hơn, tránh hư hỏng và chín nhanh là rất cần thiết”.

Đòn bẩy cho xuất khẩu nông sản - Ảnh 1.

ĐBSCL còn thiếu kho lạnh để bảo quản trái cây. Trong ảnh: Vận chuyển bưởi Năm Roi từ Vĩnh Long đến TP HCM tiêu thụ

Việc thiếu kho bãi cũng gây khó khăn cho DN xuất khẩu. Bà Lê Thị Thu Trúc, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Chế biến thực phẩm xuất nhập khẩu Phú Thịnh (Hậu Giang), cho biết vào mùa thu hoạch rộ trái cây, DN gặp áp lực lớn khi ký hợp đồng với nông dân và HTX thu gom số lượng đủ để xuất khẩu cả năm vì thiếu nơi bảo quản, công nhân và máy móc thiết bị không đáp ứng kịp. “Điều này dẫn đến những trái cây mua về nếu tồn thì qua vài ngày, vài tuần tỉ lệ hao hụt, hư hỏng cao khiến chi phí tăng. Ngoài ra, sản xuất thành phẩm ra nhiều phải có kho đông lạnh để lưu trữ. Công ty cũng đầu tư kho bãi lưu trữ nhưng không thể mỗi lần tăng khách hàng là phải mua thêm đất xây kho, chi phí này lớn” – bà Trúc trăn trở.

Chi phí cao, khó cạnh tranh

 Theo số liệu từ Báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2020 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright công bố, nhu cầu vận chuyển hàng hóa nông thủy sản xuất khẩu ở ĐBSCL từ 17-18 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, 70% hàng hóa xuất khẩu này phải chuyển về các cảng ở khu vực TP HCM và cụm cảng Cái Mép – Thị Vải, khiến chi phí vận tải DN phải gánh cao hơn từ 10%-40% tùy từng tuyến. Cảng Cái Cui đặt tại Cần Thơ dù được kỳ vọng đưa hàng hóa xuất khẩu cho vùng nhưng tàu có tải trọng lớn không vào được do vướng luồng vào. Ngoài ra, vận tải thủy nội địa của vùng phải phụ thuộc vào con nước và độ tĩnh không của cầu, dẫn đến thời gian trung bình vận chuyển tuyến Cần Thơ đi Cát Lái và Cần Thơ đi Cái Mép – Thị Vải lần lượt là 18 giờ và 36 giờ, trong khi vận tải đường bộ trung bình 5-8 giờ.

Bà Ngô Tường Vy, Phó Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (tỉnh Bến Tre), nhìn nhận: “Hiện cước vận chuyển trái cây tươi sang Mỹ từ 6-6,2 USD/kg. Một số mặt hàng có công nghệ bảo quản chưa bảo đảm, phải đi đường hàng không thì sản lượng đang có chiều hướng giảm do giá cao, khó cạnh tranh với nước khác, đặc biệt là Thái Lan. Công ty hiện có nhiều vùng nguyên liệu ở vùng sâu, vùng xa, chúng tôi muốn hỗ trợ nông dân nhưng ngoài khả năng của doanh nghiệp. Tôi mong muốn hạ tầng ĐBSCL được đầu tư đúng mức để DN xuất khẩu có thể tiếp cận được vùng trồng của nông dân. Điều này giúp DN giảm chi phí cũng như bảo đảm nguồn thu cho nông dân thay vì họ phải bán qua thương lái”.

Ông Phạm Tiến Hoài, Tổng Giám đốc Công ty Hạnh Nguyên Logistics, cho biết DN xuất khẩu muốn mua thanh long thì tới Long An, mua bưởi lại qua Bến Tre, gom mít xuống Hậu Giang… Đi nhiều nơi để gom nông sản sẽ làm tăng chi phí. Vì vậy, để nông sản có cơ hội bán được nhiều thì cần có một trung tâm logistics lớn tập hợp các dịch vụ để hỗ trợ 3 nhà: nhà nông, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu”.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*